Khác với cách vẽ lá cờ Tổ quốc lên mái nhà của nhiều bạn trẻ hiện nay, chàng sinh viên khuyết tật Nguyễn Phúc Đức dùng cách sắp xếp 30 giấy chứng nhận hiến máu của bản thân trong 8 năm qua để thể hiện lòng yêu nước của mình.
Lá cờ Tổ quốc của Nguyễn Phúc Đức được "vẽ" lên từ 30 giấy chứng nhận hiến máu
Nguyễn Phúc Đức (SN 1997), sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở xã Kha Sơn, huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Năm lên lớp 6, một biến cố lớn đã cướp đi cánh tay phải của em, khi đang rửa chân tay tại nhà bác ruột em đã bị bể nước được xây bằng gạch đổ vào người. Tỉnh dậy trong bệnh viện, nhìn cánh tay phải không còn nguyên vẹn Phúc Đức đã vô cùng hốt hoảng, sợ hãi…quãng thời gian sau đó Đức đã sống trong sự tự ti, hẫng hụt, chán nản. Nỗi ám ảnh trở thành 1 người khuyết tật cứ luôn dày vò trong con người Đức, nhưng nhờ những lời động viên, khích lệ tới từ gia đình, thầy cô và bạn bè Đức đã dần lấy lại được động lực và ý chí muốn được sống.
Xuất phát từ suy nghĩ đó Đức đã cố gắng tập luyện thuần thục cánh tay còn lại để có thể thích nghi được với cuộc sống hàng ngày như tập viết, tập đi xe, tập làm các hoạt động cá nhân bằng cánh tay trái…Thời gian thấm thoát trôi, với ý chí và nghi lực chàng trai năm ấy bây giờ đã là chàng sinh viên của Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, được hoà mình trong các hoạt động của Đoàn - Hội Phúc Đức như thấy mình được sinh ra thêm lần nữa. Có lẽ chỉ khi bản thân trải qua danh giới sinh - tử người ta mới hiểu được ý nghĩa “Được sống là một đặc ân của mỗi người” vậy nên phải sống sao cho đáng sống, sống làm người có ích cho xã hội.
Xuất phát từ suy nghĩ đó Đức đã cố gắng tập luyện thuần thục cánh tay còn lại để có thể thích nghi được với cuộc sống hàng ngày như tập viết, tập đi xe, tập làm các hoạt động cá nhân bằng cánh tay trái…Thời gian thấm thoát trôi, với ý chí và nghi lực chàng trai năm ấy bây giờ đã là chàng sinh viên của Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, được hoà mình trong các hoạt động của Đoàn - Hội Phúc Đức như thấy mình được sinh ra thêm lần nữa. Có lẽ chỉ khi bản thân trải qua danh giới sinh - tử người ta mới hiểu được ý nghĩa “Được sống là một đặc ân của mỗi người” vậy nên phải sống sao cho đáng sống, sống làm người có ích cho xã hội.
Phúc Đức tham gia hiến máu tại chương trình “Hành trình hy vọng”
Với tuổi đời còn khá trẻ (27 tuổi) Đức đã có 30 lần tham gia hiến máu tình nguyện và dùng chính những giấy chứng nhận hiến máu của mình để xếp là cờ Tổ quốc thân yêu. Nguyễn Phúc Đức chia sẻ: "Bản thân em không đủ điều kiện thực hiện lời kêu gọi "biến mỗi nóc nhà thành một lá cờ Tổ quốc", nên em đã nghĩ ra ý tưởng sắp xếp những giấy chứng nhận hiến máu của mình thành lá cờ đỏ sao vàng. Là một người khuyết tật, nhưng em thấy mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người. Điều đó khiến em cảm thấy yêu công việc mình đang làm và sẽ tiếp tục hoạt động hết mình với phong trào hiến máu tình nguyện. Em hy vọng hành động của mình sẽ lan tỏa đến các bạn trẻ làm những điều có ích cho xã hội."
Chàng sinh viên sắp xếp những giấy chứng nhận hiến máu của mình thành lá cờ đỏ sao vàng
Không dừng lại ở đó, Đức còn trực tiếp tham gia Câu lạc bộ máu để có thể lan tỏa tới các bạn cùng lớp, tuyên truyền tới gia đình và người thân những thông điệp hiến máu cứu người “Mỗi giọt máu cho đi một cuộc đời ở lại” là nghĩa cử cao đẹp lan tỏa tinh thành tích cực trong phong trào hiến máu tình nguyện. Với những thành tích tiêu biểu này, Đức đã được là 1 trong 75 Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác của tỉnh Thái Nguyên năm 2023; là 1 trong 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ gặp mặt biểu dương. Ngoài ra, còn rất nhiều bằng khen Đức còn vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Bằng khen của TW hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Giấy khen của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cùng với nhiều giấy khen trong quá trình học tập, rèn luyện.
Nguyễn Phúc Đức vinh dự được gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Chương trình gặp mặt biểu dương người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2023
Ngoài các thành tích đạt được trong phong trào hiến máu tình nguyện, Đức còn là một cán bộ Đoàn, Hội gương mẫu, năng nổ của lớp của trường, luôn tích cực hăng hái đi đầu trong các hoạt động phong trào như Chủ nhật xanh, mùa hè xanh, hỗ trợ người dân cài ứng dụng VNEID,… Tham gia các cuộc thi do Đoàn - Hội phát động như: Ánh sáng soi đường, thi tìm hiểu về biển đảo. Không chỉ vậy, Đức còn là người tổ chức và phối hợp tổ chức các chương trình thiện nguyện, nhân đạo khác như: Trung thu cho em, tặng quà cho các bé bị tan máu bẩm sinh, Mùa hè xanh áo đỏ,...
Nguyễn Phúc Đức tham gia hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh
Chia sẻ cảm xúc trước những thành tích bản thân đạt được, Đức nói: “Mình cảm thấy rất tự hào với những nỗ lực của bản thân. Tuy nhiên, mình tham gia các phong trào Đoàn - Hội cùng công việc tình nguyện không phải vì những thành tích đó. Mình nghĩ rằng tuy bản thân khuyết tật nhưng thật ra còn may mắn hơn rất nhiều người. Thế nên, bản thân tham gia vì muốn cống hiến cho cộng đồng và xã hội. Trong thời gian tới mình sẽ tiếp tục cố gắng trong học tập và tình nguyện. Không ngừng nâng cao tri thức của bản thân và làm được nhiều chương trình vì cộng đồng hơn nữa. Để là một người trẻ có ích cho xã hội thì không nhất thiết phải làm gì đó quá lớn lao. Hãy bắt đầu từ những việc bình thường như: Hiến máu tình nguyện, tham gia các hoạt động cộng đồng, hay đơn giản chỉ là cố gắng học tập thật tốt.
“Là một thanh niên khuyết tật, mình muốn gửi đến các bạn trẻ không may bị khuyết tật giống mình: Đừng tự ti, đừng mặc cảm, chỉ cần sống có ích thì bản thân sẽ luôn có giá trị.”, Đức lan tỏa thông điệp trên tới các bạn trẻ.
“Là một thanh niên khuyết tật, mình muốn gửi đến các bạn trẻ không may bị khuyết tật giống mình: Đừng tự ti, đừng mặc cảm, chỉ cần sống có ích thì bản thân sẽ luôn có giá trị.”, Đức lan tỏa thông điệp trên tới các bạn trẻ.
Phúc Đức tham gia tặng quà cho thiếu nhi đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Dương Điểm