ĐTN: Được Hội LHTN Việt Nam tỉnh Nghệ An giới thiệu tham gia chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt năm 2023”, anh Hoàng Kim Vị (sinh năm 1992) và chị Trần Thị Việt Trinh (sinh năm 1988) là hai cá nhân tiêu biểu của tuổi trẻ Nghệ An.
Mặc dù sinh ra không lành lặn nhưng họ đã vượt lên số phận, chiến đấu với nghịch cảnh để làm chủ cuộc đời của mình, trở thành những người truyền cảm hứng cho biết bao bạn trẻ noi theo.
Từ trại gà của chàng trai tàn tật…
Sinh năm 1992 tại mảnh đất Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên, ngay từ khi mới ra đời, Hoàng Kim Vị không may mắn khi bị dị tật 2 chân. Vì thiệt thòi đó, Kim Vị gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, vậy nhưng, em luôn mang trong mình một tinh thần hiếu học hiếm thấy. Vượt qua sự đau đớn về bệnh tật, em đã hoàn thanh 3 cấp học với học lực loại khá. Nhận tấm bằng tốt nghiệp, em đã từng mơ ước được thi vào một ngôi trường Đại học để có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức và trải nghiệm quý giá. Vậy mà, số phận lại một lần nữa khiến em chịu thiệt thòi khi thời điểm đó sức khỏe em bị giảm sút rất nhiều, đôi chân cũng trở nên vô cùng yếu ớt. Hoàn cảnh buộc em phải dừng việc học. Tuy nhiên, khi sức khỏe đã dần khá hơn, em quyết tâm bắt đầu một hành trình mới, hành trình vượt khó để tìm cho mình hướng phát triển kinh tế với mục tiêu phải nuôi sống được bản thân mình và trợ giúp gia đình làm giàu một cách chính đáng.
Mặc dù sinh ra không lành lặn nhưng họ đã vượt lên số phận, chiến đấu với nghịch cảnh để làm chủ cuộc đời của mình, trở thành những người truyền cảm hứng cho biết bao bạn trẻ noi theo.
Từ trại gà của chàng trai tàn tật…
Sinh năm 1992 tại mảnh đất Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên, ngay từ khi mới ra đời, Hoàng Kim Vị không may mắn khi bị dị tật 2 chân. Vì thiệt thòi đó, Kim Vị gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, vậy nhưng, em luôn mang trong mình một tinh thần hiếu học hiếm thấy. Vượt qua sự đau đớn về bệnh tật, em đã hoàn thanh 3 cấp học với học lực loại khá. Nhận tấm bằng tốt nghiệp, em đã từng mơ ước được thi vào một ngôi trường Đại học để có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức và trải nghiệm quý giá. Vậy mà, số phận lại một lần nữa khiến em chịu thiệt thòi khi thời điểm đó sức khỏe em bị giảm sút rất nhiều, đôi chân cũng trở nên vô cùng yếu ớt. Hoàn cảnh buộc em phải dừng việc học. Tuy nhiên, khi sức khỏe đã dần khá hơn, em quyết tâm bắt đầu một hành trình mới, hành trình vượt khó để tìm cho mình hướng phát triển kinh tế với mục tiêu phải nuôi sống được bản thân mình và trợ giúp gia đình làm giàu một cách chính đáng.
Mô hình chăn nuôi gà của anh Hoàng Kim Vị. Ảnh NVCC
Với lợi thế có đất vườn rộng, Hoàng Kim Vị mạnh dạn tìm hiểu từ các hộ gia đình làm ăn giỏi tại địa phương và qua các phương tiện truyền thông. Anh nhận thấy chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình. Nghĩ là làm, Vị bắt tay vào khởi nghiệp. Anh bắt đầu hành trình đó với mô hình nuôi gà và ngan, tổng đàn hơn 400 con mỗi lứa. Anh chịu khó tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên đàn vật nuôi phát triển tốt. Cho dù nguồn thu không đáng kể nhưng bù lại, mô hình đã mang lại niềm vui trong cuộc sống của em.
Anh Vị thí điểm nuôi ốc bươu. Ảnh NVCC
Năm 2021 , Kim Vị may mắn được tổ chức Đoàn các cấp đồng hành, hỗ trợ 100 triệu đồng từ chương trình hỗ trợ thanh niên yếu thế lập thân lập nghiệp. Nhờ có thêm nguồn tài chính đó, em đã tiến hành xây dựng chuồng trại để phát triển thêm 30 con gia súc dê, trâu, lợn. Đặc biệt là nuôi thêm cá trê, giun quế, đầu tư phát triển nuôi lợn sinh sản để cung cấp nguồn lợn giống cho người chăn nuôi ở địa phương, trồng thêm một số cây ăn quả, rau màu làm thức ăn cho chăn nuôi. Nhờ vậy, mô hình đã cho thu nhập ổn định từ 150 -200 triệu đồng/năm. Sau thành công của mô hình, em trở thành điểm sáng trong phong trào phát triển kinh tế, là cá nhân truyền động lực, cảm hứng cho các bạn trẻ tại địa phương.
Ngoài chăn nuôi, anh Vị còn thực hiện dự án về kinh tế xanh, phát triển thức ăn chăn nuôi hữu cơ (Ảnh: Đài phát thanh truyền hình Nghệ An)
…đến Câu lạc bộ giành cho người khuyết tật của cô gái trẻ
Chia sẻ về cuộc đời đầy biến cố của mình, chị Trần Thị Việt Trinh (sinh năm 1988, xã Nghi Thuận, Nghi Lộc) cho biết, chị sinh ra bình thường như bao đứa trẻ khác. Vậy nhưng chỉ sau một cơn sốt bại liệt lúc chưa tròn 1 tuổi, chị Trinh đã bị liệt nửa người bên phải dẫn đến việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Vậy nhưng, biến khó khăn thành động lực, chị Trinh luôn động viên bản thân mình rằng: “Sức khỏe yếu thì bản thân cần phải nỗ lực hơn nữa trong con đường học tập, bởi chỉ có kiến thức mới giúp mình có được công việc phù hợp với bản thân”. Những nỗ lực đó được đền đáp khi chị không chỉ thoàn thành tốt 3 cấp học mà còn thi và đỗ vào Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An (nay là Trường ĐH Y khoa Vinh). Sau đó, chị học thêm 1 năm Công nghệ thông tin theo dự án Đào tạo Công nghệ thông tin cho người khuyết tật tại Hà Nội.