Những người mang nhóm máu hiếm tiêu biểu năm 2023
Ngày 17-12, Viện Huyết học - Truyền máu trung ương tổ chức Gặp mặt người hiến máu nhóm máu hiếm tiêu biểu năm 2023.
Gác lại cuộc vui, sắp xếp công việc sau "cuộc gọi nóng"
TS.BS Trần Ngọc Quế - giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu trung ương - cho hay máu là một loại thuốc đặc biệt mà chưa có phương thuốc nào có thể thay thế.
Máu đã quan trọng, máu hiếm lại càng quan trọng hơn. Những người nhóm máu hiếm khác với những người hiến máu tình nguyện khác, chỉ khi nào có người trùng khớp mới được kêu gọi.
Biết mình mang nhóm máu hiếm Rh(D) âm từ năm 2009, cũng từ lúc ấy chị Mai Thị Yến Hoa (36 tuổi, quê Thanh Hóa) tham gia câu lạc bộ những người hiến máu nhóm máu hiếm phía Bắc.
Chị Hoa chia sẻ rằng khi biết mình mang máu hiếm, cảm thấy mình rất đặc biệt. Chị cũng thấy mình có trách nhiệm chia sẻ điều "đặc biệt" ấy với những người khác. Chị nhớ dịp Tết dương lịch năm 2021, khi cả gia đình đang đi du lịch tại Hòa Bình thì nhận được "cuộc gọi nóng".
"Lúc ấy, viện gọi và nói cần gấp máu cho người bệnh đang cấp cứu. Mình không nghĩ gì nhiều, lập tức bắt xe về viện để hiến máu. Mọi người trong gia đình cũng động viên, về càng sớm càng tốt. Sau khi hiến máu, mình thở phào nhẹ nhõm, an tâm để quay trở lại chuyến du lịch bên gia đình", chị Hoa chia sẻ.
Giữ sức khỏe để sẵn sàng hiến máu
Anh Cao Hải Anh (30 tuổi, trú tại Nam Định) cũng là người mang nhóm máu hiếm. Anh kể mình biết bản thân mang nhóm máu hiếm từ năm hai đại học. "Khi nghe các bác sĩ nói mình mang nhóm máu hiếm, mình cũng thấy hay, nghĩ rằng mình đặc biệt, giống như động vật quý hiếm" - anh Hải Anh hài hước nói.
Thế nhưng câu nói tiếp theo của bác sĩ cũng khiến anh suy nghĩ. "Chẳng may mà gặp chuyện gì thì khó tìm người hiến máu lắm". Lúc này, anh mới có suy nghĩ nhiều hơn về nhóm máu mình đang mang.
Sau đó, anh Hải Anh tham gia câu lạc bộ người hiến máu nhóm máu hiếm. Cũng từ đó, anh chưa từ chối bất kỳ cuộc gọi nào của viện.
Anh Hải Anh nhớ lại một lần đi hiến máu cho bệnh nhân cấp cứu. "Sau khi vượt chặng đường từ Nam Định đến Bệnh viện Việt Đức với tâm thế sẵn sàng hiến máu.
Tôi khựng lại khi nghe bác sĩ nói, nạn nhân gặp tai nạn đã không qua khỏi. Lúc ấy, cảm xúc rất khó tả. Cảm thấy nuối tiếc vì mình không thể cứu được người khác. Điều ấy cũng càng thôi thúc tôi phải đến ngay, càng sớm càng tốt khi người bệnh cần", anh Hải Anh chia sẻ.
Anh cho hay trong câu lạc bộ, anh em vẫn thường xuyên dặn dò nhau phải giữ sức khỏe, lối sống lành mạnh, không rượu bia, để khi người bệnh cần máu là lập tức có thể hiến máu ngay. Chính vì mang nhóm máu hiếm, mọi người trong câu lạc bộ cũng ý thức hơn về việc chăm sóc sức khỏe của mình.
Nhu cầu nhóm máu hiếm năm 2023 tăng cao
Chia sẻ tại chương trình, ông Quế cho hay trong năm 2023, nhu cầu máu và chế phẩm máu cho cấp cứu và điều trị tại các bệnh viện khu vực phía Bắc đều tăng hơn khoảng 10% so với năm trước.
"Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng chế phẩm máu nhóm hiếm cũng tăng đột biến, gấp đôi so với năm 2023. Để đáp ứng nhu cầu, lượng máu nhóm hiếm sẵn có chỉ đáp ứng được 30%, số còn lại viện phải huy động, gọi điện mời gọi người hiến máu nhóm hiếm. Hy vọng rằng sẽ có thêm nguồn máu hiếm từ cộng đồng để cứu giúp thêm nhiều người bệnh", ông Quế chia sẻ.
Theo quy ước quốc tế, những nhóm máu có tần suất xuất hiện dưới 0,1% được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% được gọi là nhóm máu rất hiếm. Tại Việt Nam, một trong những nhóm máu hiếm thường gặp là Rh(D) âm vì chỉ chiếm dưới 0,1% dân số.
Gác lại cuộc vui, sắp xếp công việc sau "cuộc gọi nóng"
TS.BS Trần Ngọc Quế - giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu trung ương - cho hay máu là một loại thuốc đặc biệt mà chưa có phương thuốc nào có thể thay thế.
Máu đã quan trọng, máu hiếm lại càng quan trọng hơn. Những người nhóm máu hiếm khác với những người hiến máu tình nguyện khác, chỉ khi nào có người trùng khớp mới được kêu gọi.
Biết mình mang nhóm máu hiếm Rh(D) âm từ năm 2009, cũng từ lúc ấy chị Mai Thị Yến Hoa (36 tuổi, quê Thanh Hóa) tham gia câu lạc bộ những người hiến máu nhóm máu hiếm phía Bắc.
Chị Hoa chia sẻ rằng khi biết mình mang máu hiếm, cảm thấy mình rất đặc biệt. Chị cũng thấy mình có trách nhiệm chia sẻ điều "đặc biệt" ấy với những người khác. Chị nhớ dịp Tết dương lịch năm 2021, khi cả gia đình đang đi du lịch tại Hòa Bình thì nhận được "cuộc gọi nóng".
"Lúc ấy, viện gọi và nói cần gấp máu cho người bệnh đang cấp cứu. Mình không nghĩ gì nhiều, lập tức bắt xe về viện để hiến máu. Mọi người trong gia đình cũng động viên, về càng sớm càng tốt. Sau khi hiến máu, mình thở phào nhẹ nhõm, an tâm để quay trở lại chuyến du lịch bên gia đình", chị Hoa chia sẻ.
Giữ sức khỏe để sẵn sàng hiến máu
Anh Cao Hải Anh (30 tuổi, trú tại Nam Định) cũng là người mang nhóm máu hiếm. Anh kể mình biết bản thân mang nhóm máu hiếm từ năm hai đại học. "Khi nghe các bác sĩ nói mình mang nhóm máu hiếm, mình cũng thấy hay, nghĩ rằng mình đặc biệt, giống như động vật quý hiếm" - anh Hải Anh hài hước nói.
Thế nhưng câu nói tiếp theo của bác sĩ cũng khiến anh suy nghĩ. "Chẳng may mà gặp chuyện gì thì khó tìm người hiến máu lắm". Lúc này, anh mới có suy nghĩ nhiều hơn về nhóm máu mình đang mang.
Sau đó, anh Hải Anh tham gia câu lạc bộ người hiến máu nhóm máu hiếm. Cũng từ đó, anh chưa từ chối bất kỳ cuộc gọi nào của viện.
Anh Hải Anh nhớ lại một lần đi hiến máu cho bệnh nhân cấp cứu. "Sau khi vượt chặng đường từ Nam Định đến Bệnh viện Việt Đức với tâm thế sẵn sàng hiến máu.
Tôi khựng lại khi nghe bác sĩ nói, nạn nhân gặp tai nạn đã không qua khỏi. Lúc ấy, cảm xúc rất khó tả. Cảm thấy nuối tiếc vì mình không thể cứu được người khác. Điều ấy cũng càng thôi thúc tôi phải đến ngay, càng sớm càng tốt khi người bệnh cần", anh Hải Anh chia sẻ.
Anh cho hay trong câu lạc bộ, anh em vẫn thường xuyên dặn dò nhau phải giữ sức khỏe, lối sống lành mạnh, không rượu bia, để khi người bệnh cần máu là lập tức có thể hiến máu ngay. Chính vì mang nhóm máu hiếm, mọi người trong câu lạc bộ cũng ý thức hơn về việc chăm sóc sức khỏe của mình.
Nhu cầu nhóm máu hiếm năm 2023 tăng cao
Chia sẻ tại chương trình, ông Quế cho hay trong năm 2023, nhu cầu máu và chế phẩm máu cho cấp cứu và điều trị tại các bệnh viện khu vực phía Bắc đều tăng hơn khoảng 10% so với năm trước.
"Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng chế phẩm máu nhóm hiếm cũng tăng đột biến, gấp đôi so với năm 2023. Để đáp ứng nhu cầu, lượng máu nhóm hiếm sẵn có chỉ đáp ứng được 30%, số còn lại viện phải huy động, gọi điện mời gọi người hiến máu nhóm hiếm. Hy vọng rằng sẽ có thêm nguồn máu hiếm từ cộng đồng để cứu giúp thêm nhiều người bệnh", ông Quế chia sẻ.
Theo quy ước quốc tế, những nhóm máu có tần suất xuất hiện dưới 0,1% được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% được gọi là nhóm máu rất hiếm. Tại Việt Nam, một trong những nhóm máu hiếm thường gặp là Rh(D) âm vì chỉ chiếm dưới 0,1% dân số.