Không thiết bị y tế, không có ê-kíp hỗ trợ, nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo (Hiện công tác tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng) đã cấp cứu kịp thời một cháu bé trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim vì sặc sữa tại thôn 6, xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên.
Hình ảnh được camera trên xe taxi ghi lại, khoảng 21h ngày 4/7, trên đường chở con đi về nhà nữ điều dưỡng đã thấy một người đàn ông bế trên tay em nhỏ sơ sinh đã ngưng thở, tím tái… ra xe taxi.
Ngay lập tức, chị đã gửi lại con, lên xe taxi thực hiện cấp cứu, ép tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt, hút mũi miệng trực tiếp cho cháu bé. Sau quá trình cấp cứu, trẻ đã có thể hô hấp trở lại.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo chia sẻ: "Khi ép tim và hà hơi thổi ngạt, tôi thấy miệng và mũi của bé trào sữa ra rất nhiều. Tôi xác định bé bị sặc sữa và bảo mẹ đưa cái khăn sữa để lau cho bé. Do vội quá mẹ bé không đưa khăn sữa mà chỉ có chiếc khăn quấn, tôi lấy tạm và móc đờm, móc dãi cho bé. Tôi phải ép tim, hà hơi thổi ngạt khoảng 3, 4 lần sữa mới ra hết, khai thông đường thở. Sau đó, tôi tiếp tục làm các thao tác cấp cứu đến khi tới BV. Việc cấp cứu bé trên taxi diễn ra trong khoảng 3 phút".
Khi taxi tới Bệnh viện Đa khoa huyện Thủy Nguyên. Chị Thảo bế vội cháu bé vào khoa cấp cứu và thông tin cho các đồng nghiệp "bệnh nhân đã ngừng thở, ngừng tim, đề nghị mọi người lấy nội khí quản để cấp cứu cho bệnh nhân". Hiện nay, em bé đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe ổn định.
Ngay lập tức, chị đã gửi lại con, lên xe taxi thực hiện cấp cứu, ép tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt, hút mũi miệng trực tiếp cho cháu bé. Sau quá trình cấp cứu, trẻ đã có thể hô hấp trở lại.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo chia sẻ: "Khi ép tim và hà hơi thổi ngạt, tôi thấy miệng và mũi của bé trào sữa ra rất nhiều. Tôi xác định bé bị sặc sữa và bảo mẹ đưa cái khăn sữa để lau cho bé. Do vội quá mẹ bé không đưa khăn sữa mà chỉ có chiếc khăn quấn, tôi lấy tạm và móc đờm, móc dãi cho bé. Tôi phải ép tim, hà hơi thổi ngạt khoảng 3, 4 lần sữa mới ra hết, khai thông đường thở. Sau đó, tôi tiếp tục làm các thao tác cấp cứu đến khi tới BV. Việc cấp cứu bé trên taxi diễn ra trong khoảng 3 phút".
Khi taxi tới Bệnh viện Đa khoa huyện Thủy Nguyên. Chị Thảo bế vội cháu bé vào khoa cấp cứu và thông tin cho các đồng nghiệp "bệnh nhân đã ngừng thở, ngừng tim, đề nghị mọi người lấy nội khí quản để cấp cứu cho bệnh nhân". Hiện nay, em bé đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe ổn định.
Nguồn: Việc tử tế