Mỗi tối, giữa bốn bề núi rừng bản Sài Khao, xã Mường Lý (Mường Lát) lại vang lên tiếng ê, a tập đánh vần của các học viên “đặc biệt” ở lớp xóa mù chữ và chống tái mù chữ. Những đôi tay chai sạn vốn chỉ quen cầm cuốc, tra ngô nay lại vụng về tập cầm cây bút, viết chữ.
Lớp học do Trung tá Nguyễn Trọng Thao, Đội Trinh sát, Đồn Biên phòng Pù Nhi đứng lớp tại bản Sài Khao, xã Mường Lý (Mường Lát).
Điểm trường bản Sài Khao sáng đèn, lớp học xóa mù chữ như làm bừng lên sức sống giữa màn đêm u tịch. Đều đặn, mỗi tối vang lên tiếng ê a đánh vần, bập bẹ đọc từng chữ của đồng bào Mông trong bản. Đúng 19 giờ, bà con trong bản lại í ới gọi nhau tới lớp. Học viên trẻ nhất chừng 12 tuổi, còn có chị địu cả con trên lưng tới học; học viên già nhất gần 60 tuổi vẫn ham học để xóa mù chữ. Gác lại những lo toan cuộc sống sau một ngày lao động vất vả, những người phụ nữ dân tộc Mông đã tìm đến lớp để học cách đánh vần những chữ cái phổ thông. Những con chữ này, từ trước vốn ít khi hiện diện trong cuộc sống của đồng bào ở các bản vùng cao, bởi bà con chỉ nói tiếng dân tộc mình mà ít khi sử dụng đến chữ viết.
Là người trực tiếp đứng lớp dạy chữ cho lớp học mỗi buổi tối, Trung tá Nguyễn Trọng Thao, Đội Trinh sát, Đồn Biên phòng Pù Nhi chia sẻ: "Ban đầu, khi mới mở lớp học xóa mù chữ, chúng tôi cũng gặp một số khó khăn, vì đa số những người mù chữ trong bản đều là lao động chính của gia đình, hằng ngày phải lên nương, làm rẫy đến tối mịt mới về nên rất khó bố trí thời gian học ổn định. Tuy nhiên, ngoài việc tuyên truyền, vận động ngay trên lớp học cho các học viên hiểu về tầm quan trọng trong việc học chữ, chúng tôi còn kết hợp với các già làng, trưởng bản và những người uy tín đi đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà để thuyết phục, vận động từng người đi học. Từ sự vận động đó, bà con trong bản Sài Khao đã thấy được ý nghĩa, sự cần thiết phải biết chữ phổ thông nên đã nhiệt tình tham gia lớp học".
Tại bản Sài Khao, hai lớp học được mở với 50 học viên. Hàng ngày, hai cán bộ Đồn Biên phòng Pù Nhi được phân công đứng lớp. Do lớp học mở ở bản vùng cao, điều kiện giao thông đi lại còn khó khăn, những lúc trời mưa đường trơn trượt không thể di chuyển được, hai cán bộ biên phòng trở thành những thầy giáo “cắm bản”. Cùng với việc dạy chữ xóa mù, Đồn Biên phòng Pù Nhi còn lồng ghép những nội dung tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quy định của địa phương và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo...
Chị Hơ Thị La ở bản Sài Khao là học viên của lớp xóa mù chữ, chia sẻ: "Trước đây, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi không được đi học. Khi biết bộ đội biên phòng về bản mở lớp dạy xóa mù và phổ biến kiến thức, tôi đã xin đi học. Hàng ngày, dù bận việc nhà, việc nương rẫy rất vất vả, tôi vẫn cố gắng thu xếp để lên lớp đúng giờ và cố gắng nhớ từng con chữ".
Sau khi Đồn Biên phòng Pù Nhi mở lớp dạy xóa mù chữ cho bà con, nhiều học viên đã biết viết chữ, biết làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ghép chữ đánh vần rất tốt và đọc thông, viết thạo. Được biết, trong thời gian tới Đồn Biên phòng Pù Nhi sẽ tiếp tục phối hợp mở lớp dạy xóa mù cho bà con ở địa bàn các bản. Bởi lẽ, theo điều tra, khảo sát hiện nay, số phụ nữ đã có chồng ở các bản Mông, do đơn vị phụ trách, đang có nhiều chị em chưa biết chữ.
Khi đêm xuống, rừng núi âm u tĩnh mịch, con đường đưa được cái chữ, đưa ánh sáng của tri thức đến với đồng bào Mông muôn vàn gian truân nhưng vẫn không ngăn được bước chân của các chiến sĩ Đồn Biên phòng Pù Nhi. Sau những buổi tối lên lớp với đồng bào, người thầy giáo quân hàm xanh lại lặng thầm trở lại với những cung đường dốc để bảo vệ dải đất biên cương. Nơi đây, họ đã gửi gắm cả tuổi thanh xuân, trải qua hơn nửa đời người, tất cả chỉ gói ghém lại là tình yêu với bản làng, quê hương với trăn trở, thao thức mỗi đêm làm sao để đổi thay vùng đất biên cương gian khó này.
Là người trực tiếp đứng lớp dạy chữ cho lớp học mỗi buổi tối, Trung tá Nguyễn Trọng Thao, Đội Trinh sát, Đồn Biên phòng Pù Nhi chia sẻ: "Ban đầu, khi mới mở lớp học xóa mù chữ, chúng tôi cũng gặp một số khó khăn, vì đa số những người mù chữ trong bản đều là lao động chính của gia đình, hằng ngày phải lên nương, làm rẫy đến tối mịt mới về nên rất khó bố trí thời gian học ổn định. Tuy nhiên, ngoài việc tuyên truyền, vận động ngay trên lớp học cho các học viên hiểu về tầm quan trọng trong việc học chữ, chúng tôi còn kết hợp với các già làng, trưởng bản và những người uy tín đi đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà để thuyết phục, vận động từng người đi học. Từ sự vận động đó, bà con trong bản Sài Khao đã thấy được ý nghĩa, sự cần thiết phải biết chữ phổ thông nên đã nhiệt tình tham gia lớp học".
Tại bản Sài Khao, hai lớp học được mở với 50 học viên. Hàng ngày, hai cán bộ Đồn Biên phòng Pù Nhi được phân công đứng lớp. Do lớp học mở ở bản vùng cao, điều kiện giao thông đi lại còn khó khăn, những lúc trời mưa đường trơn trượt không thể di chuyển được, hai cán bộ biên phòng trở thành những thầy giáo “cắm bản”. Cùng với việc dạy chữ xóa mù, Đồn Biên phòng Pù Nhi còn lồng ghép những nội dung tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quy định của địa phương và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo...
Chị Hơ Thị La ở bản Sài Khao là học viên của lớp xóa mù chữ, chia sẻ: "Trước đây, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi không được đi học. Khi biết bộ đội biên phòng về bản mở lớp dạy xóa mù và phổ biến kiến thức, tôi đã xin đi học. Hàng ngày, dù bận việc nhà, việc nương rẫy rất vất vả, tôi vẫn cố gắng thu xếp để lên lớp đúng giờ và cố gắng nhớ từng con chữ".
Sau khi Đồn Biên phòng Pù Nhi mở lớp dạy xóa mù chữ cho bà con, nhiều học viên đã biết viết chữ, biết làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ghép chữ đánh vần rất tốt và đọc thông, viết thạo. Được biết, trong thời gian tới Đồn Biên phòng Pù Nhi sẽ tiếp tục phối hợp mở lớp dạy xóa mù cho bà con ở địa bàn các bản. Bởi lẽ, theo điều tra, khảo sát hiện nay, số phụ nữ đã có chồng ở các bản Mông, do đơn vị phụ trách, đang có nhiều chị em chưa biết chữ.
Khi đêm xuống, rừng núi âm u tĩnh mịch, con đường đưa được cái chữ, đưa ánh sáng của tri thức đến với đồng bào Mông muôn vàn gian truân nhưng vẫn không ngăn được bước chân của các chiến sĩ Đồn Biên phòng Pù Nhi. Sau những buổi tối lên lớp với đồng bào, người thầy giáo quân hàm xanh lại lặng thầm trở lại với những cung đường dốc để bảo vệ dải đất biên cương. Nơi đây, họ đã gửi gắm cả tuổi thanh xuân, trải qua hơn nửa đời người, tất cả chỉ gói ghém lại là tình yêu với bản làng, quê hương với trăn trở, thao thức mỗi đêm làm sao để đổi thay vùng đất biên cương gian khó này.
Nguồn: Báo Thanh Hoá