Có một công việc ổn định và tương lai sáng lạn đang chờ đón, nhưng căn bệnh u não đã lấy đi của chị Lê Dương Thể Hạnh (43 tuổi, quê Lâm Đồng) cả ngoại hình, thính lực và thị lực. Không thể nhìn thấy và nghe được trọn vẹn mọi thứ bằng hai tai, nhưng biến cố đã khiến cô mạnh mẽ và tha thiết yêu cuộc sống này hơn bao giờ hết.
Tự tin giới thiệu về bản thân trên sân khấu Trạm yêu thương, gửi lời chào đến khán giả bằng cả tiếng Việt và tiếng Nhật, chị Lê Dương Thể Hạnh phần nào bật mí được khả năng và sự hài hước khi giải thích về danh xưng "Mỹ nhân gạo lứt" của mình.
Hành trình vươn lên tự khẳng định mình của người phụ nữ khiếm thị người Lâm Đồng sẽ được kể lại trong Trạm yêu thương, chủ đề “Có một mặt trời không bao giờ tắt” lên sóng lúc 10 giờ ngày 30.3 trên kênh VTV1
Thể Hạnh sinh ra trong một gia đình gia giáo ở mảnh đất Lâm Đồng. Từ nhỏ, cô sở hữu khuôn mặt xinh xắn và học giỏi.
"Năm 2003, tôi tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, khoa Đông Phương, chuyên ngành Nhật Bản. Ra trường, tôi được nhận vào làm thông dịch viên trong một công ty của Nhật về ngành sản xuất gỗ. Những tưởng cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua.
Năm 2007, bão giông đã ập đến khi bác sĩ thông báo tôi mắc u não. Và từ đó, cuộc đời tôi rẽ sang một lối đi khác, đầy bất ngờ và tôi hoàn toàn bị động", chị Thể Hạnh nhớ lại.
Liên tục trải qua 3 lần phẫu thuật, 27 lần xạ trị với biết bao đớn đau cùng những cơn đau kéo dài, lần phẫu thuật thứ 3, Thể Hạnh giữ được mạng sống nhưng vĩnh viễn mất đi đôi mắt. Cô cũng mất cảm nhận nóng - lạnh, no - đói, do có thể ngồi ăn liên tục nên cơ thể ngày càng trở nên mập mạp.
Biến cố giữa thời điểm đẹp nhất cuộc đời
Với một thông dịch viên, giọng nói là thứ quan trọng không thể thiếu, nhưng giờ đây việc phát âm đối với chị Hạnh cũng gặp nhiều khó khăn khi cơ miệng lệch hẳn sang phía bên phải. Từ một người nhanh nhẹn hoạt bát, một cô gái trẻ khỏe, năng động, tự do đi lại và làm những điều mình muốn, giờ đây mọi sinh hoạt cơ bản chị Hạnh đều phải dựa vào người thân, mối tình thơ mộng gần một thập kỷ cũng dang dở.
Gặp biến cố giữa thời điểm đẹp nhất của cuộc đời, mọi cảnh vật tươi đẹp trước mắt chỉ còn là màn đêm đen tối, đôi tai giờ chỉ còn nghe được một bên phải, mặt biến dạng, đôi chân không thể di chuyển…, cô gái hay cười nay trở nên lặng lẽ, đã có lúc Thể Hạnh nghĩ đến những điều dại dột.
Dù hài hước gọi căn bệnh mình mắc phải là "anh u não ngỏ lời yêu", nhưng giọng chị Hạnh chùng xuống khi nói về những ngày sống trong bóng tối. Khi biến cố ập đến là lúc chị Hạnh nhận ra tình yêu thương mãnh liệt của mọi người. Cảm nhận được sự chăm sóc yêu thương, hy vọng của người thân, chị Hạnh đã mạnh mẽ đối diện với sự thật và nhìn nhận nỗi đau mà mình đang trải qua.
Chính những đau khổ tuyệt vọng đã khiến chị Hạnh mạnh mẽ hơn bao giờ hết: "Tôi đã nhận ra rằng, ở đời này, cái chết là điều dễ dàng, sống được và sống tốt trong hoàn cảnh khó khăn như mình mới là điều lớn lao. Ông trời không cho ai tất cả mà cũng chẳng lấy của ai đi tất cả. Chính vì suy nghĩ ấy mà tôi quyết định không được đầu hàng số phận".
Như được hồi sinh bởi nghị lực và tình yêu thương của bố mẹ, người thân, 30 tuổi, chị Thể Hạnh lại chập chững tập những bước
Tự tin giới thiệu về bản thân trên sân khấu Trạm yêu thương, gửi lời chào đến khán giả bằng cả tiếng Việt và tiếng Nhật, chị Lê Dương Thể Hạnh phần nào bật mí được khả năng và sự hài hước khi giải thích về danh xưng "Mỹ nhân gạo lứt" của mình.
Hành trình vươn lên tự khẳng định mình của người phụ nữ khiếm thị người Lâm Đồng sẽ được kể lại trong Trạm yêu thương, chủ đề “Có một mặt trời không bao giờ tắt” lên sóng lúc 10 giờ ngày 30.3 trên kênh VTV1
Thể Hạnh sinh ra trong một gia đình gia giáo ở mảnh đất Lâm Đồng. Từ nhỏ, cô sở hữu khuôn mặt xinh xắn và học giỏi.
"Năm 2003, tôi tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, khoa Đông Phương, chuyên ngành Nhật Bản. Ra trường, tôi được nhận vào làm thông dịch viên trong một công ty của Nhật về ngành sản xuất gỗ. Những tưởng cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua.
Năm 2007, bão giông đã ập đến khi bác sĩ thông báo tôi mắc u não. Và từ đó, cuộc đời tôi rẽ sang một lối đi khác, đầy bất ngờ và tôi hoàn toàn bị động", chị Thể Hạnh nhớ lại.
Liên tục trải qua 3 lần phẫu thuật, 27 lần xạ trị với biết bao đớn đau cùng những cơn đau kéo dài, lần phẫu thuật thứ 3, Thể Hạnh giữ được mạng sống nhưng vĩnh viễn mất đi đôi mắt. Cô cũng mất cảm nhận nóng - lạnh, no - đói, do có thể ngồi ăn liên tục nên cơ thể ngày càng trở nên mập mạp.
Biến cố giữa thời điểm đẹp nhất cuộc đời
Với một thông dịch viên, giọng nói là thứ quan trọng không thể thiếu, nhưng giờ đây việc phát âm đối với chị Hạnh cũng gặp nhiều khó khăn khi cơ miệng lệch hẳn sang phía bên phải. Từ một người nhanh nhẹn hoạt bát, một cô gái trẻ khỏe, năng động, tự do đi lại và làm những điều mình muốn, giờ đây mọi sinh hoạt cơ bản chị Hạnh đều phải dựa vào người thân, mối tình thơ mộng gần một thập kỷ cũng dang dở.
Gặp biến cố giữa thời điểm đẹp nhất của cuộc đời, mọi cảnh vật tươi đẹp trước mắt chỉ còn là màn đêm đen tối, đôi tai giờ chỉ còn nghe được một bên phải, mặt biến dạng, đôi chân không thể di chuyển…, cô gái hay cười nay trở nên lặng lẽ, đã có lúc Thể Hạnh nghĩ đến những điều dại dột.
Dù hài hước gọi căn bệnh mình mắc phải là "anh u não ngỏ lời yêu", nhưng giọng chị Hạnh chùng xuống khi nói về những ngày sống trong bóng tối. Khi biến cố ập đến là lúc chị Hạnh nhận ra tình yêu thương mãnh liệt của mọi người. Cảm nhận được sự chăm sóc yêu thương, hy vọng của người thân, chị Hạnh đã mạnh mẽ đối diện với sự thật và nhìn nhận nỗi đau mà mình đang trải qua.
Chính những đau khổ tuyệt vọng đã khiến chị Hạnh mạnh mẽ hơn bao giờ hết: "Tôi đã nhận ra rằng, ở đời này, cái chết là điều dễ dàng, sống được và sống tốt trong hoàn cảnh khó khăn như mình mới là điều lớn lao. Ông trời không cho ai tất cả mà cũng chẳng lấy của ai đi tất cả. Chính vì suy nghĩ ấy mà tôi quyết định không được đầu hàng số phận".
Như được hồi sinh bởi nghị lực và tình yêu thương của bố mẹ, người thân, 30 tuổi, chị Thể Hạnh lại chập chững tập những bước