Nhà ăn “0 đồng” Nhất Tâm tại số nhà 328 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa đã trở thành địa chỉ nhận cơm quen thuộc của nhiều bệnh nhân, người nghèo trong hơn 2 năm qua. Mỗi ngày nhà ăn phục vụ hàng trăm suất ăn miễn phí ấm áp tình yêu thương, phần nào giúp họ vơi bớt khó khăn.
Những suất cơm nghĩa tình được trao tận tay người bệnh.
7 giờ sáng tại đây những tình nguyện viên mỗi người mỗi việc, khẩn trương và trách nhiệm để chuẩn bị bữa ăn. Với tình cảm, tấm lòng của mình, những bữa ăn được các tình nguyện viên gửi gắm bao yêu thương qua các món ăn đa dạng theo từng ngày, gồm rau, đậu, nem rán... đều được chế biến từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Tham gia tình nguyện viên ngay từ ngày đầu thành lập, chị Bùi Thúy Hạnh ở phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa) chia sẻ: “Những người đến đây nhận cơm đều có hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ có điểm chung là đều có cuộc sống rất vất vả. Có những bệnh nhân ốm đau triền miên, người thì lao động tự do công việc không ổn định, số tiền kiếm được ít ỏi. Hàng ngày làm việc ở đây tôi nhận rõ niềm vui của mọi người khi đến nhận suất cơm trưa. Vì vậy đây là động lực để tôi cũng như các thiện nguyện viên ở đây sắp xếp thời gian hợp lý để tham gia thường xuyên vào việc làm ý nghĩa này”.
Ở Nhà ăn “0 đồng” Nhất Tâm, chúng tôi nhận thấy đội ngũ thiện nguyện viên ở nhiều độ tuổi khác nhau, có những bác đã trên 70 tuổi; người trung tuổi, thậm chí có nhiều em học sinh tranh thủ những ngày hè để tham gia hoạt động thiện nguyện tại đây. Tuy có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhưng ở họ đều có điểm chung là tấm lòng nhân ái.
Vừa sắp xếp cho thức ăn vào hộp, cô Lê Thị Thái ở phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa) cho biết: “Khi được tham gia vào công việc ý nghĩa này, bản thân tôi thấy vui lắm. Tất cả những suất cơm đều được các thiện nguyện viên dồn hết tâm huyết để chuẩn bị, nên dù bận rộn, vất vả, nhưng rất phấn khởi vì làm được việc có ý nghĩa cho bệnh nhân nghèo”.
Cầm suất cơm trên tay, bà Lê thị Chính, 60 tuổi ở huyện Thường Xuân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, xúc động nói: “Tôi bị hen suyễn và nhiều bệnh khác nữa, nên sức khỏe yếu, thường xuyên phải đi bệnh viện. Gia đình thuộc hộ nghèo của xã, bởi vậy khi biết đến Nhà ăn “0 đồng” Nhất Tâm, tôi mừng lắm, thường xuyên ra đây nhận cơm”.
Chung nỗi niềm, ông Đỗ Đồng Dựng ở huyện Thiệu Hóa cũng rưng rưng nước mắt khi chia sẻ hoàn cảnh gia đình với chúng tôi. Con trai bị bệnh nên ông thường xuyên phải xuống chăm sóc con tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa khiến cuộc sống ngày càng khó khăn hơn. “Những suất cơm ngon, tình nguyện viên thân thiện, nên tôi cảm giác như đây là bữa ăn ấm áp yêu thương của gia đình”, ông Dựng cho biết giúp tiền, gạo, rau, củ, quả... để người nghèo có bữa cơm chay ngon miệng.
“Của cho không bằng cách cho”, với tâm niệm cứ vui vẻ cho đi, đó là cách bạn yêu thương chính bản thân mình. Mỗi hộp cơm được trao đi, các thiện nguyện viên Nhà ăn “0 đồng” Nhất Tâm Thanh Hóa không đơn thuần là chia sẻ những khó khăn, mà còn gửi đến thông điệp để ngày càng có thêm nhiều người biết sẻ chia, đùm bọc hơn nữa, lan tỏa những điều tử tế trong cuộc sống./.
Tham gia tình nguyện viên ngay từ ngày đầu thành lập, chị Bùi Thúy Hạnh ở phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa) chia sẻ: “Những người đến đây nhận cơm đều có hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ có điểm chung là đều có cuộc sống rất vất vả. Có những bệnh nhân ốm đau triền miên, người thì lao động tự do công việc không ổn định, số tiền kiếm được ít ỏi. Hàng ngày làm việc ở đây tôi nhận rõ niềm vui của mọi người khi đến nhận suất cơm trưa. Vì vậy đây là động lực để tôi cũng như các thiện nguyện viên ở đây sắp xếp thời gian hợp lý để tham gia thường xuyên vào việc làm ý nghĩa này”.
Ở Nhà ăn “0 đồng” Nhất Tâm, chúng tôi nhận thấy đội ngũ thiện nguyện viên ở nhiều độ tuổi khác nhau, có những bác đã trên 70 tuổi; người trung tuổi, thậm chí có nhiều em học sinh tranh thủ những ngày hè để tham gia hoạt động thiện nguyện tại đây. Tuy có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhưng ở họ đều có điểm chung là tấm lòng nhân ái.
Vừa sắp xếp cho thức ăn vào hộp, cô Lê Thị Thái ở phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa) cho biết: “Khi được tham gia vào công việc ý nghĩa này, bản thân tôi thấy vui lắm. Tất cả những suất cơm đều được các thiện nguyện viên dồn hết tâm huyết để chuẩn bị, nên dù bận rộn, vất vả, nhưng rất phấn khởi vì làm được việc có ý nghĩa cho bệnh nhân nghèo”.
Cầm suất cơm trên tay, bà Lê thị Chính, 60 tuổi ở huyện Thường Xuân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, xúc động nói: “Tôi bị hen suyễn và nhiều bệnh khác nữa, nên sức khỏe yếu, thường xuyên phải đi bệnh viện. Gia đình thuộc hộ nghèo của xã, bởi vậy khi biết đến Nhà ăn “0 đồng” Nhất Tâm, tôi mừng lắm, thường xuyên ra đây nhận cơm”.
Chung nỗi niềm, ông Đỗ Đồng Dựng ở huyện Thiệu Hóa cũng rưng rưng nước mắt khi chia sẻ hoàn cảnh gia đình với chúng tôi. Con trai bị bệnh nên ông thường xuyên phải xuống chăm sóc con tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa khiến cuộc sống ngày càng khó khăn hơn. “Những suất cơm ngon, tình nguyện viên thân thiện, nên tôi cảm giác như đây là bữa ăn ấm áp yêu thương của gia đình”, ông Dựng cho biết giúp tiền, gạo, rau, củ, quả... để người nghèo có bữa cơm chay ngon miệng.
“Của cho không bằng cách cho”, với tâm niệm cứ vui vẻ cho đi, đó là cách bạn yêu thương chính bản thân mình. Mỗi hộp cơm được trao đi, các thiện nguyện viên Nhà ăn “0 đồng” Nhất Tâm Thanh Hóa không đơn thuần là chia sẻ những khó khăn, mà còn gửi đến thông điệp để ngày càng có thêm nhiều người biết sẻ chia, đùm bọc hơn nữa, lan tỏa những điều tử tế trong cuộc sống./.
Trung Hiếu