Nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng chế tạo máy in chữ nổi để chuyển đổi nội dung trong sách giáo khoa phục vụ dạy học cho học sinh khiếm thị. Đây là bước ngoặt giúp hiện thực hóa quyền bình đẳng trong giáo dục.
Mới đây, nhóm sinh viên Ngô Thanh Trúc, Nguyễn Thị Thùy Trang, Lê Đặng Hoàng Thư, Lê Viết Thiên Lộc và Đinh Thị Mai Chi (sinh viên Khoa Vật lý, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng) dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Lê Thanh Huy (giảng viên Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng) đã thành công trong thiết kế và chế tạo máy in chữ nổi Braille phục vụ người khiếm thị.
Mới đây, nhóm sinh viên Ngô Thanh Trúc, Nguyễn Thị Thùy Trang, Lê Đặng Hoàng Thư, Lê Viết Thiên Lộc và Đinh Thị Mai Chi (sinh viên Khoa Vật lý, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng) dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Lê Thanh Huy (giảng viên Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng) đã thành công trong thiết kế và chế tạo máy in chữ nổi Braille phục vụ người khiếm thị.
Xuất phát từ sự thấu hiểu những khó khăn, bất tiện mà người khiếm thị phải đối mặt hằng ngày, nhất là trong việc di chuyển đến cơ sở in chuyên dụng để in ấn, tiếp cận tài liệu học tập, nhóm sinh viên ở TP.Đà Nẵng đã bắt tay chế tạo máy in chữ nổi Braille.
Ngô Thanh Trúc cho biết hiện nay phần lớn các máy in chữ Braille tiếng Việt đều được nhập khẩu với giá rất cao, từ 40 triệu đến trên 100 triệu đồng/máy, thậm chí còn cao hơn. Vì thế, việc chế tạo máy in chữ nổi Braille tự động với quy mô nhỏ, giá thành thấp là vô cùng cần thiết để cải thiện hỗ trợ thiết thực cho học sinh các trường chuyên biệt.
"Nhiều lần đến với trường chuyên biệt, chúng em chứng kiến những khó khăn mà học sinh khuyết tật đang phải đối mặt. Từ đó đã thôi thúc cả nhóm bắt tay vào thiết kế, chế tạo ra sản phẩm hữu dụng, giúp đỡ những em học sinh khi sinh ra đã kém may mắn", Thanh Trúc nhớ lại.
Sau khi phân tích lý thuyết và thực tiễn, dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Lê Thanh Huy, cả nhóm "khởi động" dự án. Cả nhóm xây dựng sơ đồ nguyên lý hoạt động, yêu cầu thiết kế để tiến hành chế tạo và vận hành thử nghiệm sản phẩm...
Vượt qua những vấn đề nằm ngoài chuyên môn như thiết kế máy, chuẩn bị dụng cụ, gia công, làm mạch điện…; nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng lại phải đối mặt với việc khó tìm mua mũi kim in chữ Braille và giá thành cao. Để khắc phục khó khăn về kinh phí, cả nhóm đã đưa ra ý tưởng táo bạo là mài đinh sắt thay vào mũi in.
"Việc chế tạo đinh sắt làm mũi in cần sự tỉ mỉ để khi in không bị hỏng giấy nhưng vẫn đảm bảo được độ nổi của chữ theo tiêu chuẩn", Thanh Trúc chia sẻ.
Nhờ những nỗ lực đối mặt với khó khăn và dám thực hiện ý tưởng, nhóm đã thiết kế và chế tạo thành công máy in chữ nổi Braille cho người khiếm thị, xây dựng thành công ngôn ngữ lập trình chuyển đổi ký tự thông thường sang ký tự nổi Braille tiếng Việt.
Máy in được thiết kế với 3 phần chính: phần mềm chuyển đổi ký tự Braille trên máy tính; hệ thống điều khiển và cơ cấu chấp hành.
Nguyễn Thị Thùy Trang, thành viên trong nhóm, cho biết nguyên lý hoạt động của máy là văn bản ở dạng bình thường được đưa vào hoặc đánh trực tiếp trên phần mềm chuyển đổi. Các ký tự chữ bình thường được phần mềm chuyển đổi sang ký tự Braille tương ứng nhưng ở dạng mã hóa 0, 1. Văn bản sau khi được mã hóa được nạp vào bộ nhớ của hệ thống điều khiển. Hệ thống điều khiển sử dụng các thông tin văn bản được mã hóa điều khiển cơ cấu chấp hành in văn bản ký tự Braille.
"Khi bắt tay vào dự án, cả nhóm đã đưa ra yêu cầu phải tối giản thao tác, phục vụ tốt nhất đối với người khiếm thị. Để kết nối với máy in, người dùng có thể sử dụng máy vi tính với phần mềm Arduino IDE thông qua cổng giao tiếp USB, từ đó nhấn in trực tiếp để cho ra văn bản chữ nổi hoàn chỉnh", Thùy Trang giới thiệu.
Tâm huyết của những nhà giáo tương lai
Điều đặc biệt là ngoài tính tiện lợi, nhỏ gọn của máy in thì giá cả của sản phẩm này rất phù hợp với người khiếm thị. Toàn bộ kinh phí để tạo ra sản phẩm này khoảng từ 2 - 5 triệu đồng/máy.
Đánh giá về sản phẩm máy in chữ nổi Braille phục vụ người khiếm thị, tiến sĩ Lê Thanh Huy cho biết thêm điểm đặc biệt ở sản phẩm nghiên cứu được tạo ra có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại máy in chữ nổi trên thị trường.
Theo tiến sĩ Huy, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng công nghệ in 3D trong quá trình chế tạo sản phẩm. Máy in được thiết kế tối giản, dễ vệ sinh, dễ sửa chữa, kích thước nhỏ gọn, dễ dàng mang theo, cho phép người dùng có thể linh hoạt sử dụng ở nhiều địa điểm khác nhau, từ lớp học đến nhà riêng. Nhà trường và phụ huynh có thể tự in tài liệu học tập cho học sinh khiếm thị một cách dễ dàng. Mặt khác, máy in hoạt động với tiếng ồn rất nhỏ.
Đặc biệt, tiến sĩ Huy cho rằng sản phẩm mang tính nhân văn cao, giúp người khiếm thị đọc và cảm nhận được nội dung, phổ biến và cá nhân hóa máy in chữ nổi. Tạo ra một công cụ thiết yếu để mang lại quyền bình đẳng về cơ hội học tập, làm việc và hòa nhập xã hội cho người khiếm thị, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngô Thanh Trúc cho biết hiện nay phần lớn các máy in chữ Braille tiếng Việt đều được nhập khẩu với giá rất cao, từ 40 triệu đến trên 100 triệu đồng/máy, thậm chí còn cao hơn. Vì thế, việc chế tạo máy in chữ nổi Braille tự động với quy mô nhỏ, giá thành thấp là vô cùng cần thiết để cải thiện hỗ trợ thiết thực cho học sinh các trường chuyên biệt.
"Nhiều lần đến với trường chuyên biệt, chúng em chứng kiến những khó khăn mà học sinh khuyết tật đang phải đối mặt. Từ đó đã thôi thúc cả nhóm bắt tay vào thiết kế, chế tạo ra sản phẩm hữu dụng, giúp đỡ những em học sinh khi sinh ra đã kém may mắn", Thanh Trúc nhớ lại.
Sau khi phân tích lý thuyết và thực tiễn, dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Lê Thanh Huy, cả nhóm "khởi động" dự án. Cả nhóm xây dựng sơ đồ nguyên lý hoạt động, yêu cầu thiết kế để tiến hành chế tạo và vận hành thử nghiệm sản phẩm...
Vượt qua những vấn đề nằm ngoài chuyên môn như thiết kế máy, chuẩn bị dụng cụ, gia công, làm mạch điện…; nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng lại phải đối mặt với việc khó tìm mua mũi kim in chữ Braille và giá thành cao. Để khắc phục khó khăn về kinh phí, cả nhóm đã đưa ra ý tưởng táo bạo là mài đinh sắt thay vào mũi in.
"Việc chế tạo đinh sắt làm mũi in cần sự tỉ mỉ để khi in không bị hỏng giấy nhưng vẫn đảm bảo được độ nổi của chữ theo tiêu chuẩn", Thanh Trúc chia sẻ.
Nhờ những nỗ lực đối mặt với khó khăn và dám thực hiện ý tưởng, nhóm đã thiết kế và chế tạo thành công máy in chữ nổi Braille cho người khiếm thị, xây dựng thành công ngôn ngữ lập trình chuyển đổi ký tự thông thường sang ký tự nổi Braille tiếng Việt.
Máy in được thiết kế với 3 phần chính: phần mềm chuyển đổi ký tự Braille trên máy tính; hệ thống điều khiển và cơ cấu chấp hành.
Nguyễn Thị Thùy Trang, thành viên trong nhóm, cho biết nguyên lý hoạt động của máy là văn bản ở dạng bình thường được đưa vào hoặc đánh trực tiếp trên phần mềm chuyển đổi. Các ký tự chữ bình thường được phần mềm chuyển đổi sang ký tự Braille tương ứng nhưng ở dạng mã hóa 0, 1. Văn bản sau khi được mã hóa được nạp vào bộ nhớ của hệ thống điều khiển. Hệ thống điều khiển sử dụng các thông tin văn bản được mã hóa điều khiển cơ cấu chấp hành in văn bản ký tự Braille.
"Khi bắt tay vào dự án, cả nhóm đã đưa ra yêu cầu phải tối giản thao tác, phục vụ tốt nhất đối với người khiếm thị. Để kết nối với máy in, người dùng có thể sử dụng máy vi tính với phần mềm Arduino IDE thông qua cổng giao tiếp USB, từ đó nhấn in trực tiếp để cho ra văn bản chữ nổi hoàn chỉnh", Thùy Trang giới thiệu.
Tâm huyết của những nhà giáo tương lai
Điều đặc biệt là ngoài tính tiện lợi, nhỏ gọn của máy in thì giá cả của sản phẩm này rất phù hợp với người khiếm thị. Toàn bộ kinh phí để tạo ra sản phẩm này khoảng từ 2 - 5 triệu đồng/máy.
Đánh giá về sản phẩm máy in chữ nổi Braille phục vụ người khiếm thị, tiến sĩ Lê Thanh Huy cho biết thêm điểm đặc biệt ở sản phẩm nghiên cứu được tạo ra có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại máy in chữ nổi trên thị trường.
Theo tiến sĩ Huy, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng công nghệ in 3D trong quá trình chế tạo sản phẩm. Máy in được thiết kế tối giản, dễ vệ sinh, dễ sửa chữa, kích thước nhỏ gọn, dễ dàng mang theo, cho phép người dùng có thể linh hoạt sử dụng ở nhiều địa điểm khác nhau, từ lớp học đến nhà riêng. Nhà trường và phụ huynh có thể tự in tài liệu học tập cho học sinh khiếm thị một cách dễ dàng. Mặt khác, máy in hoạt động với tiếng ồn rất nhỏ.
Đặc biệt, tiến sĩ Huy cho rằng sản phẩm mang tính nhân văn cao, giúp người khiếm thị đọc và cảm nhận được nội dung, phổ biến và cá nhân hóa máy in chữ nổi. Tạo ra một công cụ thiết yếu để mang lại quyền bình đẳng về cơ hội học tập, làm việc và hòa nhập xã hội cho người khiếm thị, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn: Sưu tầm