Chuyển đổi số không phải là công nghệ, đó là về kinh doanh và khách hàng. Chuyển đổi số không thể chỉ bắt đầu từ đội ngũ lãnh đạo cấp cao, mà phải được thực hiện từ cấp thấp nhất và phải là quá trình liên tục.
Chuyển đổi số phải từ cấp thấp nhất
Tại Hội thảo quốc tế “Digitalize To Revolutionize – Định hình bức tranh kinh tế tương lai” do Ngân hàng MB tổ chức ngày 8/11 tại Hà Nội, giáo sư David L. Rogers, chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số, nhà tư vấn chiến lược cấp cao cho các tập đoàn hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, CitiGroup, VISA, HSBC... và nhiều tổ chức uy tín khác, nhận định chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp lâu năm để phát triển hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số không ngừng thay đổi. Đây là thách thức diễn ra trong rất nhiều ngành hiện nay.
“Chuyển đổi số phải là tổng hòa của hai yếu tố: Chiến lược và chuyển đổi tự thân trong tổ chức. Muốn thành công trong chuyển đổi số, phải đặc biệt chú ý tới hai yếu tố này”, GS David L. Rogers khẳng định.
Giáo sư David L. Rogers đã đưa ra lộ trình chuyển đổi số bao gồm 5 bước: Xác định được tầm nhìn chung; lựa chọn những vấn dề quan trọng nhất; kiểm chứng các thử nghiệm mới; quản lý tăng trưởng quy mô lớn và không ngừng tăng trưởng về năng lực.
Giáo sư David L. Rogers khẳng định bản chất cốt lõi của chuyển đổi số không hẳn chỉ là chuyển đổi về mặt công nghệ. Quá trình này bao gồm cả việc phải xác định cả việc thay đổi tư duy, áp dụng tư duy mới vào trong chính tổ chức của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải nghĩ tới dữ liệu vì đây là tài sản đóng vai trò cốt lõi trong chặng đường phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Nói về chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, ông khẳng định quá trình chuyển đổi số chắc chắn sẽ không hề dễ dàng khi có tới 70 – 80% chiến dịch chuyển đổi số trong các doanh nghiệp đã không mang lại kết quả mong muốn.
Nguyên nhân phổ biến là do doanh nghiệp không có tầm nhìn chung; không có kỷ luật trong xác định ưu tiên; không có thói quen thử nghiệm; không linh hoạt trong quản trị và không tăng trưởng về năng lực.
Chuyển đổi số phải từ cấp thấp nhất
Tại Hội thảo quốc tế “Digitalize To Revolutionize – Định hình bức tranh kinh tế tương lai” do Ngân hàng MB tổ chức ngày 8/11 tại Hà Nội, giáo sư David L. Rogers, chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số, nhà tư vấn chiến lược cấp cao cho các tập đoàn hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, CitiGroup, VISA, HSBC... và nhiều tổ chức uy tín khác, nhận định chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp lâu năm để phát triển hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số không ngừng thay đổi. Đây là thách thức diễn ra trong rất nhiều ngành hiện nay.
“Chuyển đổi số phải là tổng hòa của hai yếu tố: Chiến lược và chuyển đổi tự thân trong tổ chức. Muốn thành công trong chuyển đổi số, phải đặc biệt chú ý tới hai yếu tố này”, GS David L. Rogers khẳng định.
Giáo sư David L. Rogers đã đưa ra lộ trình chuyển đổi số bao gồm 5 bước: Xác định được tầm nhìn chung; lựa chọn những vấn dề quan trọng nhất; kiểm chứng các thử nghiệm mới; quản lý tăng trưởng quy mô lớn và không ngừng tăng trưởng về năng lực.
Giáo sư David L. Rogers khẳng định bản chất cốt lõi của chuyển đổi số không hẳn chỉ là chuyển đổi về mặt công nghệ. Quá trình này bao gồm cả việc phải xác định cả việc thay đổi tư duy, áp dụng tư duy mới vào trong chính tổ chức của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải nghĩ tới dữ liệu vì đây là tài sản đóng vai trò cốt lõi trong chặng đường phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Nói về chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, ông khẳng định quá trình chuyển đổi số chắc chắn sẽ không hề dễ dàng khi có tới 70 – 80% chiến dịch chuyển đổi số trong các doanh nghiệp đã không mang lại kết quả mong muốn.
Nguyên nhân phổ biến là do doanh nghiệp không có tầm nhìn chung; không có kỷ luật trong xác định ưu tiên; không có thói quen thử nghiệm; không linh hoạt trong quản trị và không tăng trưởng về năng lực.
Giáo sư David L. Rogers đã có những chia sẻ quý báu về chuyển đổi số.
Nhắc đến ChatGPT, Metaverse…, ông cho rằng đây chỉ là các công cụ để giúp các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu tương lai của mình.
"Để thành công, các doanh nghiệp cần không ngừng theo đuổi và phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết của khách hàng, công việc kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã thành công khi tìm cách giải quyết các nhu cầu của khách hàng, qua đó thiết lập vị thế đi trước trên thị trường”, Giáo sư David L. Rogers nói.
GS David J. Rogers kết luận: “Chuyển đổi số không phải là công nghệ, đó là về kinh doanh và khách hàng. Chuyển đổi số không thể chỉ bắt đầu từ đội ngũ lãnh đạo cấp cao, mà phải được thực hiện từ cấp thấp nhất và gắn kết từ mọi cấp trong tổ chức. Chuyển đổi số không phải một dự án có ngày bắt đầu và kết thúc, mà là một quá trình liên tục”.
“Lựa chọn là ở các bạn”
Cũng tại Hội thảo, Giáo sư Sheena Iyengar - một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sáng tạo và nghệ thuật lựa chọn - đã trình bày bài thuyết trình với chủ đề "Làm thế nào để có thể nghĩ lớn hơn".
Đặt ra câu hỏi cho thính giả: “Chúng ta có thể lập kế hoạch tới đâu cho cuộc đời mình?”, Giáo sư Sheena Iyengar đã chia sẻ rất nhiều câu chuyện về những khó khăn mà bản thân bà gặp phải. Năm 3 tuổi bà bị căn bệnh về giác mạc. Lên 13 tuổi, bà tiếp tục đối mặt với khó khăn về vấn đề sức khỏe khác.
"Để thành công, các doanh nghiệp cần không ngừng theo đuổi và phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết của khách hàng, công việc kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã thành công khi tìm cách giải quyết các nhu cầu của khách hàng, qua đó thiết lập vị thế đi trước trên thị trường”, Giáo sư David L. Rogers nói.
GS David J. Rogers kết luận: “Chuyển đổi số không phải là công nghệ, đó là về kinh doanh và khách hàng. Chuyển đổi số không thể chỉ bắt đầu từ đội ngũ lãnh đạo cấp cao, mà phải được thực hiện từ cấp thấp nhất và gắn kết từ mọi cấp trong tổ chức. Chuyển đổi số không phải một dự án có ngày bắt đầu và kết thúc, mà là một quá trình liên tục”.
“Lựa chọn là ở các bạn”
Cũng tại Hội thảo, Giáo sư Sheena Iyengar - một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sáng tạo và nghệ thuật lựa chọn - đã trình bày bài thuyết trình với chủ đề "Làm thế nào để có thể nghĩ lớn hơn".
Đặt ra câu hỏi cho thính giả: “Chúng ta có thể lập kế hoạch tới đâu cho cuộc đời mình?”, Giáo sư Sheena Iyengar đã chia sẻ rất nhiều câu chuyện về những khó khăn mà bản thân bà gặp phải. Năm 3 tuổi bà bị căn bệnh về giác mạc. Lên 13 tuổi, bà tiếp tục đối mặt với khó khăn về vấn đề sức khỏe khác.
Giáo sư Sheena Iyengar làm diễn giả tại Hội thảo.
“Lựa chọn là điều duy nhất chúng ta có thể tự kiểm soát. Đây cũng là công cụ giúp mỗi cá nhân phát triển bản thân, cũng như tổ chức trong tương lai”, chuyên gia nhấn mạnh.
Gợi ý về cách thức áp dụng phương pháp Nghĩ lớn, Giáo sư Sheena Iyengar đưa ra lời khuyên: “Cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức cần phải tư duy “ngoài khung” và không theo lối mòn; đồng thời học hỏi, tận dụng lại các kiến thức đã có sẵn; từ đó tìm ra “các chiến thuật” mới phù hợp. Đây cũng là con đường chung dẫn tới thành công của rất nhiều vĩ nhân cũng như các “ông lớn” trên nhiều lĩnh vực khác nhau.”
Bà cũng đưa ra 6 bước cụ thể để thực hành theo phương pháp Nghĩ lớn; bao gồm việc lựa chọn vấn đề; chia nhỏ vấn đề; so sánh mong muốn; tìm kiếm trong và ngoài khuôn khổ; hình thành bản đồ lựa chọn và Con mắt thứ ba-đặt bản thân vào người khác để nhìn nhận lại lựa chọn của mình đã thực hiện.
Nữ giáo sư đánh giá Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc đổi mới sáng tạo. Điều còn lại cần phải làm là phải kiến tạo tương lai, xây dựng hệ thống. “Lựa chọn đó là của các bạn”, Giáo sư nhấn mạnh.
Gợi ý về cách thức áp dụng phương pháp Nghĩ lớn, Giáo sư Sheena Iyengar đưa ra lời khuyên: “Cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức cần phải tư duy “ngoài khung” và không theo lối mòn; đồng thời học hỏi, tận dụng lại các kiến thức đã có sẵn; từ đó tìm ra “các chiến thuật” mới phù hợp. Đây cũng là con đường chung dẫn tới thành công của rất nhiều vĩ nhân cũng như các “ông lớn” trên nhiều lĩnh vực khác nhau.”
Bà cũng đưa ra 6 bước cụ thể để thực hành theo phương pháp Nghĩ lớn; bao gồm việc lựa chọn vấn đề; chia nhỏ vấn đề; so sánh mong muốn; tìm kiếm trong và ngoài khuôn khổ; hình thành bản đồ lựa chọn và Con mắt thứ ba-đặt bản thân vào người khác để nhìn nhận lại lựa chọn của mình đã thực hiện.
Nữ giáo sư đánh giá Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc đổi mới sáng tạo. Điều còn lại cần phải làm là phải kiến tạo tương lai, xây dựng hệ thống. “Lựa chọn đó là của các bạn”, Giáo sư nhấn mạnh.