Thanh niên là lực lượng xung kích, luôn sẵn sàng giương cao ngọn cờ tiên phong trong xây dựng và phát triển đất nước. Trong công cuộc đổi mới, thanh niên Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát huy mạnh mẽ sức trẻ, trí lực và nhiệt huyết, tham gia tích cực, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đóng góp lớn cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Ảnh minh họa.
Phát huy lợi thế của lực lượng trẻ tinh nhuệ
Tại Việt Nam, chuyển đổi số không còn là đề tài mới mẻ mà đã được đặt lên bàn nghị sự từ lâu và đến nay đã hiện diện ở mọi lĩnh vực trong đời sống, kinh tế - xã hội. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành xây dựng chính phủ số, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP và đứng trong nhóm 50 quốc gia đứng đầu thế giới, xếp thứ 3 khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử và phát triển kinh tế số. Chuyển đổi số được coi là chìa khóa để thực hiện thành công mục tiêu này. Và thế hệ thanh niên năng động sáng tạo, nhạy bén với khoa học công nghệ được kỳ vọng là lực lượng đi đầu trong chuyển đổi số, làm chủ công cuộc xây dựng và phát triển mọi lĩnh vực trong tương lai. Kết quả Điều tra Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình của Tổng cục Thống kê cho biết, thời điểm 01/4/2021, Việt Nam đang trong thời kỳ“cơ cấu dân số vàng” với mức sinh duy trì ổn định. Thanh niên trong độ tuổi từ 15-29 có 20,78 triệu người, chiếm 21,14% tổng số dân cả nước tại thời điểm điều tra. So sánh trong tháp dân số Việt Nam thời điểm 01/4/2020 và 01/4/2021, nhóm tuổi từ 25-29 trở lên vẫn mở rộng và không có sự biến động nhiều so với tháp năm 2020, điều này cho thấy Việt Nam vẫn duy trì một lực lượng trong độ tuổi lao động dồi dào, là lợi thế lớn trong việc phát triển kinh tế. Thế hệ thanh niên Việt Nam trẻ trung, năng động, sáng tạo và nhanh nhạy trong tiếp cận, làm chủ công nghệ cao là một bộ phận quan trọng trong lực lượng lao động quốc gia, góp phần tạo động lực thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI đã chỉ ra nguồn sức mạnh to lớn của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số. Với sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, năng lực hội nhập, kỹ năng xã hội được nâng lên, thanh niên sẽ có xu hướng tự học, tiếp cận thông tin số, giải trí và sáng tạo trên nền tảng số, coi trọng và tham gia tích cực vào các hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong thanh niên, tận dụng không gian mạng trong công tác tuyên truyền, giáo dục được thực hiện đồng bộ, quyết liệt trên nhiều nền tảng số và bước đầu đem lại hiệu quả tốt, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Sáng tạo trong lao động, sản xuất, kinh doanh được các đoàn viên thanh niên triển khai thực hiện với nhiều cách làm, nội dung phong phú. Đoàn viên, thanh niên đã đề xuất được nhiều sáng kiến, cải tiến, ứng dụng khoa học công nghệ để tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, thời gian sản xuất; đổi mới, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm. Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; phát triển kinh tế biển, du lịch biển, đảo được xây dựng và triển khai hiệu quả ở nhiều địa phương. Đoàn các cấp đã chủ động, tích cực phối hợp với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đưa các sáng kiến, phát minh ứng dụng vào thực tiễn. Các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo được triển khai sâu rộng, có sức lan tỏa và thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Nhiều công trình, phần việc thanh niên trong lao động, sản xuất, kinh doanh được triển khai thực hiện hiệu quả.
Trong Chương trình“Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” của Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh, hoạt động tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng thương mại điện tử; hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền được chú trọng triển khai, qua đó giúp thanh niên nâng cao năng suất lao động, chủ động trong tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm. Song song với đó, Tổ chức Đoàn đã tiên phong thực hiện việc kết nối hệ thống các trang cộng đồng trên mạng xã hội để tạo sự đồng bộ, lan tỏa trong công tác tuyên truyền, giáo dục; ra mắt ứng dụng di động “Thanh niên Việt Nam” để kết nối, thông tin, tuyên truyền và định hướng, giáo dục thanh niên. Các câu lạc bộ lý luận trẻ, báo cáo viên, dư luận viên xã hội, lực lượng nòng cốt của Đoàn được củng cố, kiện toàn, hiệu quả hoạt động được cải thiện.
Một số kết quả điển hình của thanh niên Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua đó là đoàn viên, thanh niên trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đã đề xuất 115,26 nghìn ý tưởng, sáng kiến. Trong đó, có 7,1 nghìn đề tài, sáng kiến, ý tưởng, giải pháp về công nghệ nâng cao năng lực quản lý, điều hành, cải tiến kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất, kinh doanh, làm lợi cho doanh nghiệp và xã hội hơn 1,2 nghìn tỉ đồng… Vừa qua, Trung ương Đoàn TNCH Hồ Chí Minh đã công nhận 8 Công trình thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2022, trong đó có 2 công trình liên quan đến chuyển đổi số. Đó là: Phần mềm Quản lý đoàn viên tích hợp với ứng dụng Thanh niên Việt Nam do Trung ương Đoàn chủ trì, Ban Tổ chức Trung ương Đoàn tham mưu tổ chức, Đoàn Thanh niên Tập đoàn VNPT phối hợp triển khai và Ứng dụng “Xuất nhập cảnh Việt Nam” trên nền tảng Android và IOS dùng trên điện thoại thông minh, máy tính bảng, do Đoàn Thanh niên Bộ Công an đề xuất; đoàn viên thanh niên Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an (A08) là đơn vị chủ trì và triển khai App.
Quan tâm hỗ trợ thanh niên nâng cao năng lực số để mạnh dạn tham gia chuyển đổi số
Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027 đã đề ra mục tiêu phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong hội nhập quốc tế, chuyển đổi số quốc gia, góp phần hiện thực hoá mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời xác định một trong 3 nhiệm vụ đột phá đó là: Nâng cao năng lực số nhằm hỗ trợ thanh thiếu niên có nhận thức, thái độ đúng đắn về chuyển đổi số; trang bị kiến thức, kỹ năng phục vụ giao tiếp xã hội, học tập, nghiên cứu, giải trí, làm việc, khởi nghiệp sáng tạo,... trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong tương lai, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.
Năm 2023 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII và Đại hội Đoàn các cấp; đây cũng là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tháng 3/2023 - Tháng Thanh niên đã lựa chọn chủ đề “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số” để phát động trong toàn Đoàn và tuổi trẻ cả nước nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đoàn toàn quốc vừa qua: “Thanh niên phải tiên phong trong lao động, sản xuất, sáng tạo, thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ đổi mới sáng tạo”. Điều này cũng cho thấy, quyết tâm của các cấp lãnh đạo Đoàn Thanh niên và lực lượng thanh niên trẻ cả nước trong đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số quốc gia; phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia tích cực công cuộc chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống và nâng cao năng lực số cho thanh thiếu nhi.
Đồng hành cùng thế hệ thanh niên cả nước, nhiều chủ trương, chính sách phát triển và hỗ trợ đã, đang được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” nhằm hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi cùng các chính sách phát triển hạ tầng thiết yếu, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, đặc biệt phải kể đến chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng chương trình chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, thanh niên là đối tượng được hướng tới trong nội dung rà soát, thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu. Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; lấy đánh giá của doanh nghiệp làm thước đo cho chất lượng đào tạo của các trường đại học trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số.
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” cũng có nhiều tác động đến vai trò, nhiệm vụ và hành động của các lớp thanh niên Việt Nam khi tham gia vào chuyển đổi số. Đáng chú ý, Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/7/2021 đã thể hiện quan điểm Chiến lược phát triển thanh niên là một bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2030 và Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong các chiến lược bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người.
Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan trọng trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng số cho thanh thiếu niên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2022-2030”. Đề áp được áp dụng cho các đối tượng thanh thiếu niên trong độ tuổi 9-30 nhằm góp phần quan trọng hình thành thế hệ những công dân số toàn cầu của Việt Nam. Trong đó, nhấn mạnh quan điểm nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên trong thời đại công nghệ số là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; là nền tảng quan trọng góp phần thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia; là yếu tố then chốt góp phần xây dựng, phát triển đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực để nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên. Mục tiêu nâng cao năng lực số nhằm hỗ trợ thanh thiếu niên nâng cao nhận thức, thái độ; trang bị kiến thức, kỹ năng phục vụ giao tiếp xã hội, học tập, nghiên cứu, giải trí, làm việc, khởi nghiệp sáng tạo,... trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong tương lai, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trước sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Chính phủ, Đoàn thể cả nước để có thể tham gia hiệu quả và đóng góp cho chuyển đổi số, thanh niên Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp như: (1) Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tìm hiểu và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Tham gia và tổ chức các hội thảo, hội nghị cho cán bộ, đoàn viên thanh niên, người lao động tại đơn vị để tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi số. (2) Chủ động tham mưu, góp ý cho lãnh đạo đơn vị đưa ra các giải pháp giúp thúc đẩy công tác chuyển đổi số. Lên kế hoạch triển khai các phương án khả thi; đồng thời phối hợp với chuyên môn áp dụng chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc. (3) Vận dụng vốn kiến thức và năng lực bản thân, không ngừng phát huy tính sáng tạo và phát triển các giải pháp, ý tưởng nâng cao hiệu quả chuyển đổi số tại đơn vị. (4) Chủ động tham gia các Tổ chuyển đổi số, Nhóm chuyển đổi số tại đơn vị hoặc địa phương để luôn nắm bắt được nhanh nhất tình hình chuyển đổi số. Cũng như luôn thể hiện được vai trò, tính xung kích, sức trẻ và năng lượng đổi mới trong mọi nhiệm vụ được giao, nhanh chóng và kịp thời trong công tác thực thi chuyển đổi số tại đơn vị hoặc địa phương đang công tác. (6) Tích cực trong mọi phong trào, chương trình chuyển đổi số do Đoàn cấp trên phát động. Truyền thông, lan tỏa đến toàn bộ mọi người xung quanh. Như Chương trình cài đặt APP Thanh niên Việt Nam, Phần mềm Quản lý đoàn viên… đã và đang đem lại giá trị vô cùng thiết thực, góp phần đẩy nhanh công tác Chuyển đổi số ngay trong nội bộ Đoàn khối./.
Tại Việt Nam, chuyển đổi số không còn là đề tài mới mẻ mà đã được đặt lên bàn nghị sự từ lâu và đến nay đã hiện diện ở mọi lĩnh vực trong đời sống, kinh tế - xã hội. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành xây dựng chính phủ số, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP và đứng trong nhóm 50 quốc gia đứng đầu thế giới, xếp thứ 3 khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử và phát triển kinh tế số. Chuyển đổi số được coi là chìa khóa để thực hiện thành công mục tiêu này. Và thế hệ thanh niên năng động sáng tạo, nhạy bén với khoa học công nghệ được kỳ vọng là lực lượng đi đầu trong chuyển đổi số, làm chủ công cuộc xây dựng và phát triển mọi lĩnh vực trong tương lai. Kết quả Điều tra Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình của Tổng cục Thống kê cho biết, thời điểm 01/4/2021, Việt Nam đang trong thời kỳ“cơ cấu dân số vàng” với mức sinh duy trì ổn định. Thanh niên trong độ tuổi từ 15-29 có 20,78 triệu người, chiếm 21,14% tổng số dân cả nước tại thời điểm điều tra. So sánh trong tháp dân số Việt Nam thời điểm 01/4/2020 và 01/4/2021, nhóm tuổi từ 25-29 trở lên vẫn mở rộng và không có sự biến động nhiều so với tháp năm 2020, điều này cho thấy Việt Nam vẫn duy trì một lực lượng trong độ tuổi lao động dồi dào, là lợi thế lớn trong việc phát triển kinh tế. Thế hệ thanh niên Việt Nam trẻ trung, năng động, sáng tạo và nhanh nhạy trong tiếp cận, làm chủ công nghệ cao là một bộ phận quan trọng trong lực lượng lao động quốc gia, góp phần tạo động lực thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI đã chỉ ra nguồn sức mạnh to lớn của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số. Với sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, năng lực hội nhập, kỹ năng xã hội được nâng lên, thanh niên sẽ có xu hướng tự học, tiếp cận thông tin số, giải trí và sáng tạo trên nền tảng số, coi trọng và tham gia tích cực vào các hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong thanh niên, tận dụng không gian mạng trong công tác tuyên truyền, giáo dục được thực hiện đồng bộ, quyết liệt trên nhiều nền tảng số và bước đầu đem lại hiệu quả tốt, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Sáng tạo trong lao động, sản xuất, kinh doanh được các đoàn viên thanh niên triển khai thực hiện với nhiều cách làm, nội dung phong phú. Đoàn viên, thanh niên đã đề xuất được nhiều sáng kiến, cải tiến, ứng dụng khoa học công nghệ để tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, thời gian sản xuất; đổi mới, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm. Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; phát triển kinh tế biển, du lịch biển, đảo được xây dựng và triển khai hiệu quả ở nhiều địa phương. Đoàn các cấp đã chủ động, tích cực phối hợp với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đưa các sáng kiến, phát minh ứng dụng vào thực tiễn. Các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo được triển khai sâu rộng, có sức lan tỏa và thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Nhiều công trình, phần việc thanh niên trong lao động, sản xuất, kinh doanh được triển khai thực hiện hiệu quả.
Trong Chương trình“Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” của Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh, hoạt động tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng thương mại điện tử; hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền được chú trọng triển khai, qua đó giúp thanh niên nâng cao năng suất lao động, chủ động trong tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm. Song song với đó, Tổ chức Đoàn đã tiên phong thực hiện việc kết nối hệ thống các trang cộng đồng trên mạng xã hội để tạo sự đồng bộ, lan tỏa trong công tác tuyên truyền, giáo dục; ra mắt ứng dụng di động “Thanh niên Việt Nam” để kết nối, thông tin, tuyên truyền và định hướng, giáo dục thanh niên. Các câu lạc bộ lý luận trẻ, báo cáo viên, dư luận viên xã hội, lực lượng nòng cốt của Đoàn được củng cố, kiện toàn, hiệu quả hoạt động được cải thiện.
Một số kết quả điển hình của thanh niên Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua đó là đoàn viên, thanh niên trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đã đề xuất 115,26 nghìn ý tưởng, sáng kiến. Trong đó, có 7,1 nghìn đề tài, sáng kiến, ý tưởng, giải pháp về công nghệ nâng cao năng lực quản lý, điều hành, cải tiến kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất, kinh doanh, làm lợi cho doanh nghiệp và xã hội hơn 1,2 nghìn tỉ đồng… Vừa qua, Trung ương Đoàn TNCH Hồ Chí Minh đã công nhận 8 Công trình thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2022, trong đó có 2 công trình liên quan đến chuyển đổi số. Đó là: Phần mềm Quản lý đoàn viên tích hợp với ứng dụng Thanh niên Việt Nam do Trung ương Đoàn chủ trì, Ban Tổ chức Trung ương Đoàn tham mưu tổ chức, Đoàn Thanh niên Tập đoàn VNPT phối hợp triển khai và Ứng dụng “Xuất nhập cảnh Việt Nam” trên nền tảng Android và IOS dùng trên điện thoại thông minh, máy tính bảng, do Đoàn Thanh niên Bộ Công an đề xuất; đoàn viên thanh niên Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an (A08) là đơn vị chủ trì và triển khai App.
Quan tâm hỗ trợ thanh niên nâng cao năng lực số để mạnh dạn tham gia chuyển đổi số
Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027 đã đề ra mục tiêu phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong hội nhập quốc tế, chuyển đổi số quốc gia, góp phần hiện thực hoá mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời xác định một trong 3 nhiệm vụ đột phá đó là: Nâng cao năng lực số nhằm hỗ trợ thanh thiếu niên có nhận thức, thái độ đúng đắn về chuyển đổi số; trang bị kiến thức, kỹ năng phục vụ giao tiếp xã hội, học tập, nghiên cứu, giải trí, làm việc, khởi nghiệp sáng tạo,... trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong tương lai, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.
Năm 2023 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII và Đại hội Đoàn các cấp; đây cũng là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tháng 3/2023 - Tháng Thanh niên đã lựa chọn chủ đề “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số” để phát động trong toàn Đoàn và tuổi trẻ cả nước nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đoàn toàn quốc vừa qua: “Thanh niên phải tiên phong trong lao động, sản xuất, sáng tạo, thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ đổi mới sáng tạo”. Điều này cũng cho thấy, quyết tâm của các cấp lãnh đạo Đoàn Thanh niên và lực lượng thanh niên trẻ cả nước trong đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số quốc gia; phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia tích cực công cuộc chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống và nâng cao năng lực số cho thanh thiếu nhi.
Đồng hành cùng thế hệ thanh niên cả nước, nhiều chủ trương, chính sách phát triển và hỗ trợ đã, đang được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” nhằm hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi cùng các chính sách phát triển hạ tầng thiết yếu, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, đặc biệt phải kể đến chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng chương trình chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, thanh niên là đối tượng được hướng tới trong nội dung rà soát, thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu. Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; lấy đánh giá của doanh nghiệp làm thước đo cho chất lượng đào tạo của các trường đại học trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số.
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” cũng có nhiều tác động đến vai trò, nhiệm vụ và hành động của các lớp thanh niên Việt Nam khi tham gia vào chuyển đổi số. Đáng chú ý, Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/7/2021 đã thể hiện quan điểm Chiến lược phát triển thanh niên là một bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2030 và Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong các chiến lược bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người.
Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan trọng trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng số cho thanh thiếu niên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2022-2030”. Đề áp được áp dụng cho các đối tượng thanh thiếu niên trong độ tuổi 9-30 nhằm góp phần quan trọng hình thành thế hệ những công dân số toàn cầu của Việt Nam. Trong đó, nhấn mạnh quan điểm nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên trong thời đại công nghệ số là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; là nền tảng quan trọng góp phần thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia; là yếu tố then chốt góp phần xây dựng, phát triển đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực để nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên. Mục tiêu nâng cao năng lực số nhằm hỗ trợ thanh thiếu niên nâng cao nhận thức, thái độ; trang bị kiến thức, kỹ năng phục vụ giao tiếp xã hội, học tập, nghiên cứu, giải trí, làm việc, khởi nghiệp sáng tạo,... trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong tương lai, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trước sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Chính phủ, Đoàn thể cả nước để có thể tham gia hiệu quả và đóng góp cho chuyển đổi số, thanh niên Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp như: (1) Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tìm hiểu và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Tham gia và tổ chức các hội thảo, hội nghị cho cán bộ, đoàn viên thanh niên, người lao động tại đơn vị để tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi số. (2) Chủ động tham mưu, góp ý cho lãnh đạo đơn vị đưa ra các giải pháp giúp thúc đẩy công tác chuyển đổi số. Lên kế hoạch triển khai các phương án khả thi; đồng thời phối hợp với chuyên môn áp dụng chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc. (3) Vận dụng vốn kiến thức và năng lực bản thân, không ngừng phát huy tính sáng tạo và phát triển các giải pháp, ý tưởng nâng cao hiệu quả chuyển đổi số tại đơn vị. (4) Chủ động tham gia các Tổ chuyển đổi số, Nhóm chuyển đổi số tại đơn vị hoặc địa phương để luôn nắm bắt được nhanh nhất tình hình chuyển đổi số. Cũng như luôn thể hiện được vai trò, tính xung kích, sức trẻ và năng lượng đổi mới trong mọi nhiệm vụ được giao, nhanh chóng và kịp thời trong công tác thực thi chuyển đổi số tại đơn vị hoặc địa phương đang công tác. (6) Tích cực trong mọi phong trào, chương trình chuyển đổi số do Đoàn cấp trên phát động. Truyền thông, lan tỏa đến toàn bộ mọi người xung quanh. Như Chương trình cài đặt APP Thanh niên Việt Nam, Phần mềm Quản lý đoàn viên… đã và đang đem lại giá trị vô cùng thiết thực, góp phần đẩy nhanh công tác Chuyển đổi số ngay trong nội bộ Đoàn khối./.
ThS. Cấn Thị Thùy Linh
Học viện Hành chính Quốc gia
Học viện Hành chính Quốc gia