Những tháng cuối năm, nhu cầu vay tiền để giải quyết công việc của người dân càng tăng cao, nắm bắt được xu hướng này, các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” cho vay nặng lãi thường sử dụng nhiều chiêu trò như "hỗ trợ tài chính", "cho vay tiêu dùng", bốc bát họ… Bên cạnh các cơ quan chức năng đấu tranh triệt phá loại tội phạm này thì mỗi người dân cần đề cao cảnh giác để tránh mắc bẫy “tín dụng đen”.
Công nghệ thông tin phát triển, chỉ vài thao tác đơn giản qua app (phần mềm ứng dụng) là người vay có thể dễ dàng có được khoản tiền vay đáp ứng nhu cầu trước mắt. Nhưng cái giá phải trả của người trót dính vào “tín dụng đen” qua app cũng rất kinh khủng. Ngoài ra, còn rất nhiều tổ chức “tín dụng đen” núp dưới vỏ bọc công ty tài chính quảng cáo, dán tờ rơi khắp hang cùng ngõ hẻm, đánh lừa người vay như “cho vay từ ngân hàng thật”.
Bằng những vỏ bọc như vậy, không ít tổ chức “tín dụng đen” đã đánh lừa được người vay nhẹ dạ. Đến khi nạn nhân sập bẫy, những tổ chức “tín dụng đen” này tìm mọi chiêu trò để áp lãi suất cao chóng mặt, chỉ trong thời gian ngắn đã đưa khoản tiền vay ban đầu tăng gấp vài chục đến hàng trăm lần. Khi người vay chưa kịp trả nợ, những đối tượng này dùng mọi thủ đoạn của xã hội đen, đe dọa, ném chất bẩn, gọi điện quấy rối bạn bè, người thân của người vay tiền để gây áp lực, buộc người vay phải tìm mọi cách xoay tiền trả nợ.
Công nghệ thông tin phát triển, chỉ vài thao tác đơn giản qua app (phần mềm ứng dụng) là người vay có thể dễ dàng có được khoản tiền vay đáp ứng nhu cầu trước mắt. Nhưng cái giá phải trả của người trót dính vào “tín dụng đen” qua app cũng rất kinh khủng. Ngoài ra, còn rất nhiều tổ chức “tín dụng đen” núp dưới vỏ bọc công ty tài chính quảng cáo, dán tờ rơi khắp hang cùng ngõ hẻm, đánh lừa người vay như “cho vay từ ngân hàng thật”.
Bằng những vỏ bọc như vậy, không ít tổ chức “tín dụng đen” đã đánh lừa được người vay nhẹ dạ. Đến khi nạn nhân sập bẫy, những tổ chức “tín dụng đen” này tìm mọi chiêu trò để áp lãi suất cao chóng mặt, chỉ trong thời gian ngắn đã đưa khoản tiền vay ban đầu tăng gấp vài chục đến hàng trăm lần. Khi người vay chưa kịp trả nợ, những đối tượng này dùng mọi thủ đoạn của xã hội đen, đe dọa, ném chất bẩn, gọi điện quấy rối bạn bè, người thân của người vay tiền để gây áp lực, buộc người vay phải tìm mọi cách xoay tiền trả nợ.
Công an quận Hà Đông xử lý nhiều ổ nhóm đối tượng hoạt động "tín dụng đen"
Trước tình hình tội phạm hoạt động “tín dụng đen” cho vay lãi nặng gây nhiều bất ổn cho xã hội, Công an TP Hà Nội đã và đang triển khai các biện pháp đấu tranh, đánh mạnh tội phạm “tín dụng đen”. Mới đây trong 2 ngày: 20 và 21/10, Công an quận Hà Đông đã điều tra khám phá 2 vụ cho vay lãi nặng tại địa bàn quận Hà Đông và một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội do Nguyễn Hữu Tuân (sinh năm 1996; ở phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và Phạm Ngọc An (sinh năm 1996; tạm trú tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cầm đầu.
Kết quả điều tra xác định, khoảng cuối năm 2022, Nguyễn Hữu Tuân lên “kế hoạch” kinh doanh tài chính trên không gian mạng. Từ đó, Tuân lên mạng xã hội, vào các hội nhóm cho vay tiền hoặc tìm mua dữ liệu những người có nhu cầu vay tiền để tìm khách vay.
Sau khi liên hệ được với người có nhu cầu vay, Tuân sẽ trực tiếp gặp, thẩm định xác nhận thông tin, thỏa thuận với người vay về số tiền vay và hình thức cho vay là bốc “bát họ” theo tỷ lệ “10 ăn 8 trả trong vòng 50 ngày”, tương đương với lãi suất 146%/năm.
Cơ quan điều tra xác định, từ cuối năm 2022 đến nay, Nguyễn Hữu Tuân đã cho nhiều khách vay tiền, ở nhiều quận, huyện trên địa bàn Hà Nội, với số tiền cho vay lên đến hàng tỷ đồng.
Với phương thức và thủ đoạn tương tự, khoảng đầu năm 2023, Phạm Ngọc An đã cho nhiều khách vay tiền bằng hình thức bốc “bát họ” theo tỷ lệ “10 ăn 8 trả trong vòng 50 ngày” với số tiền cho vay lên đến vài trăm triệu đồng. Hiện Công an quận Hà Đông đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Hữu Tuân, Phạm Ngọc An về hành vi "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
Trước đó vào những ngày đầu tháng 10/2023, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) cũng triệt phá ổ nhóm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và đánh bạc, bắt giữ 4 đối tượng: Lại Tuấn Dũng (sinh năm 1979; trú tại: Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội), Nguyễn Viết Song (sinh năm 1986; trú tại: Cự Khối, Long Biên, Hà Nội), Trương Đức Thành (sinh năm 1983; trú tại: Minh Nông, Việt Trì, Phú Thọ) về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; Trương Đức Thành và Mai Anh Hùng (sinh năm 1977; trú tại: Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội) hành vi đánh bạc.
Cơ quan công an xác định, Lại Tuấn Dũng là đối tượng chuyên hoạt động “tín dụng đen” trong lĩnh vực đáo hạn ngân hàng. Dũng trả lương và giao cho Nguyễn Viết Song và Trương Đức Thành hỗ trợ mình làm các thủ tục cho khách vay khi có nhu cầu.
Ngày 16/3/2022, đối tượng cho chị O (trú tại huyện Đông Anh) vay 5,3 tỷ đồng, lãi suất 3.000 đồng/ triệu/ngày, tương ứng 109,5%/năm. Tổng số tiền lãi chị O đã trả là 694 triệu đồng. Ngoài ra, Dũng còn cho nhiều người khác vay để đáo hạn ngân hàng…
Kết quả điều tra xác định, khoảng cuối năm 2022, Nguyễn Hữu Tuân lên “kế hoạch” kinh doanh tài chính trên không gian mạng. Từ đó, Tuân lên mạng xã hội, vào các hội nhóm cho vay tiền hoặc tìm mua dữ liệu những người có nhu cầu vay tiền để tìm khách vay.
Sau khi liên hệ được với người có nhu cầu vay, Tuân sẽ trực tiếp gặp, thẩm định xác nhận thông tin, thỏa thuận với người vay về số tiền vay và hình thức cho vay là bốc “bát họ” theo tỷ lệ “10 ăn 8 trả trong vòng 50 ngày”, tương đương với lãi suất 146%/năm.
Cơ quan điều tra xác định, từ cuối năm 2022 đến nay, Nguyễn Hữu Tuân đã cho nhiều khách vay tiền, ở nhiều quận, huyện trên địa bàn Hà Nội, với số tiền cho vay lên đến hàng tỷ đồng.
Với phương thức và thủ đoạn tương tự, khoảng đầu năm 2023, Phạm Ngọc An đã cho nhiều khách vay tiền bằng hình thức bốc “bát họ” theo tỷ lệ “10 ăn 8 trả trong vòng 50 ngày” với số tiền cho vay lên đến vài trăm triệu đồng. Hiện Công an quận Hà Đông đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Hữu Tuân, Phạm Ngọc An về hành vi "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
Trước đó vào những ngày đầu tháng 10/2023, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) cũng triệt phá ổ nhóm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và đánh bạc, bắt giữ 4 đối tượng: Lại Tuấn Dũng (sinh năm 1979; trú tại: Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội), Nguyễn Viết Song (sinh năm 1986; trú tại: Cự Khối, Long Biên, Hà Nội), Trương Đức Thành (sinh năm 1983; trú tại: Minh Nông, Việt Trì, Phú Thọ) về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; Trương Đức Thành và Mai Anh Hùng (sinh năm 1977; trú tại: Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội) hành vi đánh bạc.
Cơ quan công an xác định, Lại Tuấn Dũng là đối tượng chuyên hoạt động “tín dụng đen” trong lĩnh vực đáo hạn ngân hàng. Dũng trả lương và giao cho Nguyễn Viết Song và Trương Đức Thành hỗ trợ mình làm các thủ tục cho khách vay khi có nhu cầu.
Ngày 16/3/2022, đối tượng cho chị O (trú tại huyện Đông Anh) vay 5,3 tỷ đồng, lãi suất 3.000 đồng/ triệu/ngày, tương ứng 109,5%/năm. Tổng số tiền lãi chị O đã trả là 694 triệu đồng. Ngoài ra, Dũng còn cho nhiều người khác vay để đáo hạn ngân hàng…
Tòa án Nhân dân TP Hà Nội xét xử bị cáo Lê Xuân Chiên (sinh năm 1989, huyện Gia Lâm) và 6 đồng phạm ra xét xử về các tội “Cưỡng đoạt tài sản”, “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” và “Cố ý làm hư hỏng tài sản”.
Phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi
Theo Chỉ huy Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội, trong các vụ án liên quan đến “tín dụng đen”, các đối tượng cầm đầu đều có vỏ bọc tinh vi (giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp), độ ẩn ngày càng cao, khó phát hiện. Phương thức của chúng là kết hợp giữa cho vay theo phương thức truyền thống và cho vay trên mạng.
Cụ thể, người vay chỉ cần để lại số điện thoại, lời nhắn, bài đăng trong nhóm kín trên Facebook, Zalo, Tiktok…, các đối tượng cho vay sẽ chủ động liên hệ, yêu cầu khách hàng cung cấp ảnh căn cước công dân và thông tin địa chỉ cư trú, nơi làm việc… Sau khi thống nhất khoản tiền vay, đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng viết giấy vay và thuê “xe ôm” mang đến.
Chưa hết, các đối tượng thuê tài khoản ngân hàng, tài khoản “ảo” để giao dịch chuyển tiền cho vay, nhận tiền trả lãi với khách hàng, nhằm che giấu nhân thân. Nếu khách hàng không trả tiền đúng hạn, các đối tượng sẽ gọi điện thoại và sử dụng hành vi đe dọa, gây sức ép.
Chỉ riêng địa bàn quận Hà Đông, Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Công an quận cho biết: Hoạt động cho vay lãi nặng kéo theo các hành vi khủng bố tinh thần bằng các hình thức đòi nợ thuê, đổ chất bẩn chất thải, nhắn tin xúc phạm danh dự nhân phẩm trên mạng xã hội. Bình quân mỗi năm xảy ra gần 50 vụ đổ chất bẩn, chất thải vào nhà dân, trong đó có trên 90% số vụ bắt nguồn vay nợ “tín dụng đen”, cầm đồ. Hoạt động tín dụng đen cũng là nguyên nhân phát sinh các loại tội phạm khác như: Gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, giết người...
Theo Chỉ huy Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội, trong các vụ án liên quan đến “tín dụng đen”, các đối tượng cầm đầu đều có vỏ bọc tinh vi (giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp), độ ẩn ngày càng cao, khó phát hiện. Phương thức của chúng là kết hợp giữa cho vay theo phương thức truyền thống và cho vay trên mạng.
Cụ thể, người vay chỉ cần để lại số điện thoại, lời nhắn, bài đăng trong nhóm kín trên Facebook, Zalo, Tiktok…, các đối tượng cho vay sẽ chủ động liên hệ, yêu cầu khách hàng cung cấp ảnh căn cước công dân và thông tin địa chỉ cư trú, nơi làm việc… Sau khi thống nhất khoản tiền vay, đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng viết giấy vay và thuê “xe ôm” mang đến.
Chưa hết, các đối tượng thuê tài khoản ngân hàng, tài khoản “ảo” để giao dịch chuyển tiền cho vay, nhận tiền trả lãi với khách hàng, nhằm che giấu nhân thân. Nếu khách hàng không trả tiền đúng hạn, các đối tượng sẽ gọi điện thoại và sử dụng hành vi đe dọa, gây sức ép.
Chỉ riêng địa bàn quận Hà Đông, Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Công an quận cho biết: Hoạt động cho vay lãi nặng kéo theo các hành vi khủng bố tinh thần bằng các hình thức đòi nợ thuê, đổ chất bẩn chất thải, nhắn tin xúc phạm danh dự nhân phẩm trên mạng xã hội. Bình quân mỗi năm xảy ra gần 50 vụ đổ chất bẩn, chất thải vào nhà dân, trong đó có trên 90% số vụ bắt nguồn vay nợ “tín dụng đen”, cầm đồ. Hoạt động tín dụng đen cũng là nguyên nhân phát sinh các loại tội phạm khác như: Gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, giết người...
Camera an ninh ghi lại cảnh các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” ném chất bẩn, khủng bố con nợ
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen", Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội khẳng định: Từ nhiều năm qua, Công an thành phố đã chủ động, quyết liệt đấu tranh với tội phạm "tín dụng đen". Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm liên quan đến "tín dụng đen" và đặc biệt qua đấu tranh, Công an TP Hà Nội đã tham mưu, đề xuất với cơ quan cấp trên những giải pháp mạnh nhằm khắc phục tồn tại, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, xử lý.
Dự báo diễn biến, phương thức hoạt động của tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến "tín dụng đen" thời gian tới còn nhiều phức tạp, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng yêu cầu các đơn vị, địa bàn phải chủ động các biện pháp nghiệp vụ để nắm chắc, phòng ngừa, đấu tranh quyết liệt, hiệu quả. Phải quán triệt, triển khai nghiêm túc Kế hoạch cao điểm tấn công trấn áp tội phạm “tín dụng đen” trước, trong và sau Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2024; báo cáo cấp ủy, chính quyền cơ sở để chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc. Lực lượng Công an phải tổng điều tra cơ bản, rà soát kỹ, tuyệt đối không để lọt địa bàn, đối tượng; phải gọi hỏi, răn đe những trường hợp có biểu hiện nghi vấn và xác lập đấu tranh chuyên án những đối tượng, đường dây tội phạm...
Các đơn vị, địa bàn cũng cần nâng cao hơn nữa hiệu quả việc tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm; ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng ngừa, đấu tranh; tuyệt đối không "bảo kê", tiếp tay, bao che đối tượng hoạt động "tín dụng đen". Đơn vị nào để sót lọt tội phạm nói chung, "tín dụng đen" nói riêng, sẽ bị xử lý nghiêm... Tất cả lực lượng công an địa bàn cũng như các phòng nghiệp vụ cùng vào cuộc, từng bước củng cố vững chắc thế trận phòng ngừa, đấu tranh tội phạm nói chung, tội phạm “tín dụng đen” nói riêng trên địa bàn Thủ đô.
Dự báo diễn biến, phương thức hoạt động của tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến "tín dụng đen" thời gian tới còn nhiều phức tạp, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng yêu cầu các đơn vị, địa bàn phải chủ động các biện pháp nghiệp vụ để nắm chắc, phòng ngừa, đấu tranh quyết liệt, hiệu quả. Phải quán triệt, triển khai nghiêm túc Kế hoạch cao điểm tấn công trấn áp tội phạm “tín dụng đen” trước, trong và sau Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2024; báo cáo cấp ủy, chính quyền cơ sở để chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc. Lực lượng Công an phải tổng điều tra cơ bản, rà soát kỹ, tuyệt đối không để lọt địa bàn, đối tượng; phải gọi hỏi, răn đe những trường hợp có biểu hiện nghi vấn và xác lập đấu tranh chuyên án những đối tượng, đường dây tội phạm...
Các đơn vị, địa bàn cũng cần nâng cao hơn nữa hiệu quả việc tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm; ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng ngừa, đấu tranh; tuyệt đối không "bảo kê", tiếp tay, bao che đối tượng hoạt động "tín dụng đen". Đơn vị nào để sót lọt tội phạm nói chung, "tín dụng đen" nói riêng, sẽ bị xử lý nghiêm... Tất cả lực lượng công an địa bàn cũng như các phòng nghiệp vụ cùng vào cuộc, từng bước củng cố vững chắc thế trận phòng ngừa, đấu tranh tội phạm nói chung, tội phạm “tín dụng đen” nói riêng trên địa bàn Thủ đô.