Mặc dù bị thương tật 80% và mang trong mình di chứng của chất độc da cam (CĐDC) nhưng ông Đào Trọng Huyễn, thôn Nghĩa Tường, xã Hồng Phong (Vũ Thư) vẫn luôn nỗ lực vươn lên, tích cực phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Năm 1966, khi vừa tròn 17 tuổi, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông Huyễn xung phong lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị. Trong một trận đánh ác liệt, ông bị thương. Năm 1971, ông trở về quê, lập gia đình, sinh con. Những tưởng cuộc sống bình dị êm ả, thế nhưng năm 1980 vợ chồng ông sinh đôi hai người con trai đều bị thiểu năng trí tuệ. Cuộc sống gia đình vì thế lâm vào khó khăn. Không cam chịu số phận, phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, ông Huyễn luôn nỗ lực cùng vợ tìm hướng phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy các con, đặc biệt là chăm lo cho 2 người con bị nhiễm CĐDC.
Với gần 1.000m2 đất sẵn có, vợ chồng ông Huyễn quyết định trồng dâu nuôi tằm. Ông cho biết: Do vết thương và ảnh hưởng của CĐDC nên sức khỏe tôi giảm sút, không làm được công việc nặng nhọc. Vợ tôi cũng thường xuyên đau ốm. Chính vì thế, gia đình tôi chọn nghề trồng dâu nuôi tằm - một công việc phù hợp với sức khỏe của hai vợ chồng, lại duy trì được nghề truyền thống của quê hương.
Chuyên canh cây dâu, con tằm, mỗi năm gia đình ông Huyễn nuôi từ 9 - 10 lứa tằm, cho thu hoạch khoảng 3,5 tạ kén. Với giá bán từ 100.000 - 120.000 đồng/kg kén, trung bình mỗi năm gia đình ông thu khoảng 35 triệu đồng. Nghề nuôi tằm bây giờ không còn phải “ăn cơm đứng” như trước nữa nên rất phù hợp với sức khỏe của ông. So sánh với cấy lúa hoặc một số cây trồng khác thì hiệu quả kinh tế từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn, thu nhập ổn định.
Ngoài nghề trồng dâu nuôi tằm, ông Huyễn còn tận dụng diện tích đất vườn để trồng một số loại cây ăn quả. Đặc biệt, từ năm 2022, ông thử nghiệm nuôi ốc nhồi thương phẩm, bước đầu cho kết quả khả quan. Theo ông Huyễn, ốc nhồi là loài phát triển rất nhanh, có sức đề kháng tốt, hiện có giá trị kinh tế cao trên thị trường. Thức ăn của ốc nhồi chủ yếu là cây cỏ tự nhiên như bèo tấm, lá sắn, dưa các loại... nên rất dễ kiếm. Sau hơn 1 năm nuôi ốc nhồi, gia đình ông thu lãi gần chục triệu đồng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Huyễn còn hăng hái tham gia công tác xã hội. Ông được cấp ủy, chính quyền địa phương tin tưởng giao đảm nhiệm nhiều công việc như Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh xã, Hội Nạn nhân CĐDC/Điôxin xã. Ở cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó ông còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện ở địa phương, nhất là việc vận động nguồn lực để chăm sóc nạn nhân CĐDC.
Ông Huyễn cho biết: Bản thân tôi bị nhiễm CĐDC nhưng tôi vẫn cảm thấy mình là người may mắn vì còn được sống, còn được trở về. Chính vì thế, tuy tuổi đã cao, sức khỏe hạn chế nhưng nếu làm được việc gì có ích cho xã hội, cho đồng đội thì tôi vẫn sẽ cố gắng làm. Thời gian tới tôi sẽ tiếp tục duy trì nghề trồng dâu nuôi tằm, mở rộng diện tích nuôi ốc nhồi và chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc nhồi cho mọi người để phát triển kinh tế, chung tay xây dựng quê hương.
Ông Trần Trọng Khiêm, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/Điôxin xã Hồng Phong cho biết: Ông Đào Trọng Huyễn là tấm gương về nghị lực vượt khó. Dù hàng ngày phải đối mặt với nỗi đau da cam nhưng ông không nhụt chí, luôn nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Ông cũng luôn gương mẫu, nhiệt tình trong các phong trào thi đua của Hội, tích cực vận động hội viên chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên. Đặc biệt, mô hình nuôi ốc nhồi của gia đình ông là hướng đi rất phù hợp đối với nạn nhân CĐDC, cần được nhân rộng cho các hội viên trong toàn xã.
Chiến tranh đã qua đi gần nửa thế kỷ, những mảnh đất bom cày đạn xới cũng đã hồi sinh nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn còn đó, hiện hữu trong cơ thể, trong cuộc sống của những người lính năm xưa và các thế hệ con cháu của họ. Nhưng với ý chí và phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ, những người lính không cam chịu đói nghèo, không đầu hàng số phận, vẫn kiên cường viết tiếp bản hùng ca giữa đời thường.
Chuyên canh cây dâu, con tằm, mỗi năm gia đình ông Huyễn nuôi từ 9 - 10 lứa tằm, cho thu hoạch khoảng 3,5 tạ kén. Với giá bán từ 100.000 - 120.000 đồng/kg kén, trung bình mỗi năm gia đình ông thu khoảng 35 triệu đồng. Nghề nuôi tằm bây giờ không còn phải “ăn cơm đứng” như trước nữa nên rất phù hợp với sức khỏe của ông. So sánh với cấy lúa hoặc một số cây trồng khác thì hiệu quả kinh tế từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn, thu nhập ổn định.
Ngoài nghề trồng dâu nuôi tằm, ông Huyễn còn tận dụng diện tích đất vườn để trồng một số loại cây ăn quả. Đặc biệt, từ năm 2022, ông thử nghiệm nuôi ốc nhồi thương phẩm, bước đầu cho kết quả khả quan. Theo ông Huyễn, ốc nhồi là loài phát triển rất nhanh, có sức đề kháng tốt, hiện có giá trị kinh tế cao trên thị trường. Thức ăn của ốc nhồi chủ yếu là cây cỏ tự nhiên như bèo tấm, lá sắn, dưa các loại... nên rất dễ kiếm. Sau hơn 1 năm nuôi ốc nhồi, gia đình ông thu lãi gần chục triệu đồng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Huyễn còn hăng hái tham gia công tác xã hội. Ông được cấp ủy, chính quyền địa phương tin tưởng giao đảm nhiệm nhiều công việc như Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh xã, Hội Nạn nhân CĐDC/Điôxin xã. Ở cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó ông còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện ở địa phương, nhất là việc vận động nguồn lực để chăm sóc nạn nhân CĐDC.
Ông Huyễn cho biết: Bản thân tôi bị nhiễm CĐDC nhưng tôi vẫn cảm thấy mình là người may mắn vì còn được sống, còn được trở về. Chính vì thế, tuy tuổi đã cao, sức khỏe hạn chế nhưng nếu làm được việc gì có ích cho xã hội, cho đồng đội thì tôi vẫn sẽ cố gắng làm. Thời gian tới tôi sẽ tiếp tục duy trì nghề trồng dâu nuôi tằm, mở rộng diện tích nuôi ốc nhồi và chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc nhồi cho mọi người để phát triển kinh tế, chung tay xây dựng quê hương.
Ông Trần Trọng Khiêm, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/Điôxin xã Hồng Phong cho biết: Ông Đào Trọng Huyễn là tấm gương về nghị lực vượt khó. Dù hàng ngày phải đối mặt với nỗi đau da cam nhưng ông không nhụt chí, luôn nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Ông cũng luôn gương mẫu, nhiệt tình trong các phong trào thi đua của Hội, tích cực vận động hội viên chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên. Đặc biệt, mô hình nuôi ốc nhồi của gia đình ông là hướng đi rất phù hợp đối với nạn nhân CĐDC, cần được nhân rộng cho các hội viên trong toàn xã.
Chiến tranh đã qua đi gần nửa thế kỷ, những mảnh đất bom cày đạn xới cũng đã hồi sinh nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn còn đó, hiện hữu trong cơ thể, trong cuộc sống của những người lính năm xưa và các thế hệ con cháu của họ. Nhưng với ý chí và phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ, những người lính không cam chịu đói nghèo, không đầu hàng số phận, vẫn kiên cường viết tiếp bản hùng ca giữa đời thường.