Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiên quyết, kiên trì xử lý những cán bộ vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Điều đó cho thấy sự nghiêm minh, không có vùng cấm, đồng thời thể hiện rõ tính nhân văn, “thấu lý đạt tình” xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt... Tuy nhiên, trên mạng xã hội lại có những ý kiến “phản biện” rằng, việc xử lý cả những cán bộ cấp cao như vừa qua là một biểu hiện của “những bất ổn chính trị”. Sự thật có phải như vậy?
Phiên tòa xét xử vụ án AIC, ngày 22/12/2022. (Ảnh; TTXVN)
VỮNG KỶ CƯƠNG CỦA ĐẢNG, NGHIÊM PHÉP NƯỚC
Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến đầu tháng 5/2024, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có một số cán bộ đã bị xử lý hình sự(1).
Từ đầu năm 2024 đến nay, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tích cực, khẩn trương hoàn thành 7/8 cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 7 tổ chức đảng liên quan đến các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) theo dõi, chỉ đạo. Qua kiểm tra, đã xử lý kỷ luật đối với 68 tổ chức đảng, 104 đảng viên, trong đó có 20 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Chỉ đạo, đôn đốc 68 cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành kiểm tra 830 dự án, gói thầu liên quan đến Công ty AIC...(2).
Liên quan đến những sai phạm xảy ra tại một số ngành, lĩnh vực, một số cán bộ, trong đó có lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao cũng đã bị thôi các chức vụ. Theo cơ quan kiểm tra của Đảng, những cán bộ này phải chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước hoặc đã có vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên...
Từ những kết quả đạt được vừa qua, có thể khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được Đảng và Nhà nước ta tiến hành bài bản, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thận trọng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai; bảo đảm thực hiện nghiêm những kết luận của Ban Chỉ đạo như kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 10/5/2023(3).
Việc xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật cũng cho thấy tính hiệu quả của việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ; là biện pháp nhằm sàng lọc, củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Qua đó nhằm giữ vững kỷ cương của Đảng và thực hiện nghiêm minh pháp luật của Nhà nước.
XỬ LÝ CÁN BỘ VI PHẠM CÓ TẠO NÊN “BẤT ỔN CHÍNH TRỊ”?
Thay vì ủng hộ những động thái tích cực, mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta, một số đối tượng, trong đó có cả những cá nhân là công dân Việt Nam đã cố tình bôi nhọ, suy diễn, bóp méo và gán ghép “hiện tượng” thành “bản chất” từ một số vụ việc đơn lẻ nhằm quy chụp, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Những “nhà ngụy lý luận” trên không gian mạng còn lớn tiếng về cái gọi là “những sai lầm” trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công tác chuẩn bị nhân sự tại Đại hội Đảng. Một số “nhà dân chủ mạng” thì lu loa về cái gọi là “khủng hoảng nhân sự cấp cao” khi một số lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước xin thôi chức và được Trung ương chấp nhận. Không ít những nội dung trên các mạng xã hội xuyên biên giới còn “lên tiếng yêu cầu” lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước “phải chịu trách nhiệm” cho các vi phạm khuyết điểm của cán bộ, đảng viên...(!).
Để phản bác lại những giọng điệu nêu trên, xin nêu ra một sự thật hiển nhiên, đó là, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong quá trình thực thi trách nhiệm quyền lực, việc thay đổi nhân sự, kể cả nhân sự cấp cao nhất cũng là điều rất bình thường, không có gì lạ.
Chẳng hạn như ở Mỹ - quốc gia mà những “nhà dân chủ mạng” thường lấy “làm ví dụ” và tự hào về “nền chính trị, dân chủ bậc nhất”, việc những chính khách cấp cao bất ngờ “ra đi khỏi chính trường” cũng không phải hiếm. Đơn cử, ngày 3/10/2023, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (nhân vật quan trọng thứ ba, sau Tổng thống và Phó Tổng thống) phải “rời ghế” do bị bất tín nhiệm. Trước đó, tháng Giêng năm 2023, vị Hạ nghị sĩ của bang California này đã phải vượt qua 15 vòng bỏ phiếu mới trúng cử chức Chủ tịch Hạ viện, tuy nhiên sau khi trúng cử, ông chỉ giữ được chiếc ghế quyền lực trong 9 tháng. Sau nhiều cuộc đàm phán trong 3 tuần, các Hạ nghị sĩ Mỹ đã bầu ông Mike Johnson (Đảng Cộng hòa) làm tân Chủ tịch Hạ viện. Ông Johnson vượt qua 2 Hạ nghị sĩ là Steve Scalise và Jim Jordan để nhận được sự đề cử của Đảng Cộng hòa chỉ vì đảng này đã “không còn sự lựa chọn nào khác”.
Một ví dụ khác, nước Anh cũng từng trải qua giai đoạn 2 tháng 3 Thủ tướng. Cụ thể, tháng 7/2022, Thủ tướng Boris Johnson từ chức. Ngày 5/9/2022, Ngoại trưởng Liz Truss, 47 tuổi, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lãnh đạo của Đảng Bảo thủ và trở thành Thủ tướng tiếp theo nước Anh. Tuy nhiên, “nhiệm kỳ” của Thủ tướng Liz Truss lại kết thúc vào ngày 20/10/2022 khi nữ thủ tướng này tuyên bố từ chức. Năm ngày sau, ngày 25/10/2022, ông Rishi Sunak chính thức trở thành Thủ tướng mới của Anh.
Nêu lại một số sự việc như trên để thấy rằng, việc một quan chức cấp cao thôi chức “giữa chừng” là chuyện bình thường trong đời sống chính trị - xã hội, điều này có thể diễn ra với bất cứ quốc gia nào, bất cứ hệ thống, thể chế chính trị nào.
Vì thế, trong bối cảnh mới, tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, khi các thiết chế chính trị tương đối hoàn chỉnh, việc thôi chức vụ và “ra đi” của những nhân sự cấp cao khó có thể gây ra “khủng hoảng” hay “bất ổn chính trị” được. Nhất là khi hệ thống chính trị, pháp lý được thiết kế bài bản, vững chắc, có nhiều tầng nấc, quy định ràng buộc.
Do đó, những “ý kiến phản biện” và “đóng góp” của những một số “nhà hoạt động”, “nhà dân chủ” từ hải ngoại hoặc trên “diễn đàn mạng” về công tác cán bộ, công tác nhân sự và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta, xuất phát từ mấy lý do: hoặc là họ chưa hiểu hết về sự vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam, xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, non kém về nhận thức; hoặc là chiêu trò “bổn cũ soạn lại” để bẻ cong sự thật, thổi phồng, bóp méo, xuyên tác nhằm mục đích chống phá; hoặc chỉ đơn giản là để rêu rao nhãn hiệu “nhà dân chủ” tự xưng nhằm “câu like”, thu hút những đối tượng hiếu kỳ, bồng bột...
Cần khẳng định lại, việc xử lý những cán bộ có khuyết điểm ở nước ta trong thời gian qua là sự thể hiện ý chí, quyết tâm lớn cũng như như năng lực, bản lĩnh của Đảng và Nhà nước trong phát hiện, xử lý những sai phạm của cán bộ, đảng viên, kể cả nhân sự cấp cao trong hệ thống chính trị. Thay vì xuê xoa, bao che, Đảng, Nhà nước đã có những hành động quyết liệt, nghiêm khắc trong xử lý; nghiêm túc trong phê bình và tự phê bình; công khai, minh bạch trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý những cán bộ trót “nhúng tràm”. Đây cũng là một cách để khẳng định tính chính danh của Đảng cầm quyền, để giữ vững niềm tin cho các đảng viên và quần chúng nhân dân. Việc làm này không chỉ góp phần quan trọng làm trong sạch đội ngũ mà còn tạo thêm xung lực mới cổ vũ, động viên khích lệ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tiếp tục đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng trong bối cảnh mới.
ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC KHÔNG ẢNH HƯỚNG TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
Luận điệu cho rằng công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng, Nhà nước ta đang tích cực thực hiện “sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, giảm thu hút đầu tư nước ngoài” cũng chỉ là những suy diễn không có cơ sở hoặc cố tình “hướng lái” vì mục đích phản động, chống phá.
Trước tiên, cần phải nhìn nhận, tham nhũng, tiêu cực tác động trực tiếp đến sự ổn định và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Hành vi này gây ra những hậu quả, tác hại to lớn trên các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, tình trạng tham nhũng gây thất thoát nghiêm trọng tài sản công, bào mòn ngân sách nhà nước để làm lợi cho một số cá nhân và “nhóm lợi ích”. Tham nhũng, tiêu cực còn đe dọa sự ổn định chính trị , an ninh xã hội, xâm hại thể chế và giá trị dân chủ, “gặm nhấm” và dần hủy hoại những giá trị đạo đức, công lý... Nếu không kịp thời ngăn chặn, nạn tham nhũng sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và là một trong những nguy cơ đối với sự tồn vong của chế độ.
Thời gian qua, nếu như chúng ta không kịp thời trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, mạnh mẽ trong đấu tranh xử lý tội phạm thì những con “bạch tuộc” như AIC, Phúc Sơn, Xuyên Việt Oil, Thuận An… sẽ tiếp tục âm thầm gặm nhấm nền kinh tế, những hậu quả và hệ lụy về nhiều mặt sẽ còn nặng nề và to lớn hơn rất nhiều. Hoạt động phi pháp của những doanh nghiệp này cùng với sự tiếp tay của một số cán bộ, đảng viên có chức quyền không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế mà còn làm tác động tiêu cực đến tính liêm chính của hệ thống chính trị, tạo nên sự bất bình đẳng rất lớn giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.
Ngược lại với những “lo ngại” của các “nhà dân chủ cuội” về “làn sóng rời bỏ thị trường Việt Nam”, thì, theo số liệu mới được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, trong quý I/2024, đã có hơn 6,17 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số này, vốn đăng ký mới đạt hơn 4,77 tỷ USD, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, ngoài vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần giảm, thì vốn đầu tư đăng ký mới vẫn duy trì mức tăng so với cùng kỳ và tăng khá cao. Tương tự, vốn giải ngân đạt 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngoài ra, có thể kể đến hàng loạt dự án trong các lĩnh vực sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic, linh kiện - sản phẩm điện tử cùng các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng khác đã được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư trong 3 tháng đầu năm 2024 như: Dự án 120 triệu USD của Boviet Hải Dương, chuyên sản xuất tấm tế bào quang điện năng lượng mặt trời; dự án 454 triệu USD của Trina Solar Cell tại Thái Nguyên; dự án 275 triệu USD của Gokin Solar Hải Hà Việt Nam tại Quảng Ninh…
Ngân hàng Thế giới trong báo cáo (cập nhật ngày 19/4/2024) cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ mức 5% năm 2023 dự kiến sẽ đạt 5,5% vào năm 2024, nhờ nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng và niềm tin của người tiêu dùng trong nước được khôi phục. Tăng trưởng GDP thực tế dự kiến sẽ tăng trong 3 năm tới và vào năm 2026 sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình trước đại dịch COVID-19(4).
Trong bài báo có tựa đề “Đánh thức con hổ: Sự trỗi dậy của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu”, tác giả nhận định: Việt Nam đang vận hành một cách hiệu quả để định vị mình là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu. Cách tiếp cận chủ động của chính phủ nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và đưa ra các chính sách thương mại thuận lợi đã thu hút đầu tư nước ngoài đáng kể và tạo ra một môi trường kinh doanh năng động. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đóng vai trò ngày càng quan trọng...(5).
James Borton (nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Chính sách Đối ngoại Johns Hopkins/SAIS) viết trên Asian Times: Những nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam đã dẫn đến sự thôi chức của một số lãnh đạo cấp cao, thúc đẩy sự đổi mới trong các quan chức của Đảng và cuối cùng là xây dựng niềm tin vào Đảng và môi trường kinh doanh mở rộng của Việt Nam...(6).
CỦNG CỐ, TĂNG CƯỜNG NIỀM TIN CỦA NHÂN DÂN
Ngày 20/5/2024, tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Trong đó có nội dung: Cử tri và nhân dân đánh giá rất cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục đạt được kết quả quan trọng, toàn diện, “nói đi đôi với làm”, thật sự không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; các cơ quan chức năng không chỉ xử lý kịp thời, nghiêm minh người vi phạm mà còn thu hồi được nhiều tài sản cho Nhà nước(7).
Đại đa số cử tri và nhân dân đồng tình, đánh giá cao ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng (ngày 13/3/2024). Tổng Bí thư đã chỉ rõ tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cấp cao, đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi, hiện tượng cán bộ “Làm việc gì, giữ chức vụ gì cũng chỉ tính đến lợi quyền, bổng lộc cho cá nhân mình, gia đình mình trước nhất, quên cả thanh liêm, danh dự”. Tổng Bí thư chỉ rõ những khuyết điểm, yếu kém của một bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ là một nguyên nhân quan trọng làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Cử tri và nhân dân rất tin tưởng vào Đảng, Nhà nước “không ngừng, không nghỉ” trong cuộc đấu tranh cam go, phức tạp này.
Ở đây có hai mệnh đề: Đảng, Nhà nước ta đã “dũng cảm chỉ rõ những khuyết điểm, yếu kém của một bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ” và nhân dân thì “rất tin tưởng vào Đảng, Nhà nước”.
Rõ ràng là không hề có sự “khủng hoảng niềm tin” hay “khủng hoảng nhân sự lãnh đạo” ở Việt Nam như những giọng điệu suy diễn, xuyên tạc của các thành phần chống phá, bất mãn hoặc thiếu hiểu biết rêu rao trên không gian mạng. Việc một số cán bộ lãnh đạo vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ Đảng bị xử lý là hoàn toàn bình thường thậm chí rất đáng hoan nghênh. Điều đó cho thấy hệ thống quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ, nghiêm minh. Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Việt Nam đang đi đúng hướng, vừa nhân văn, vừa nghiêm khắc, vừa chặt chẽ, vừa bao dung. Việc “mạnh tay” xử lý cán bộ kể cả cán bộ cấp chiến lược, thay đổi cán bộ tuyệt nhiên không ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị của đất nước.
Quốc hội Việt Nam đang họp tại Ba Đình Thủ đô Hà Nội sau khi những vị trí lãnh đạo cấp cao chủ chốt của Đảng, Nhà nước và Quốc hội đã được kiện toàn, bổ sung theo quy trình chặt chẽ. Không có sự xáo trộn chính trị nào như mong đợi của những kẻ mượn danh nghĩa “dân chủ” vẫn lu loa. Một thể chế chính trị khoẻ mạnh vẫn đang được vận hành theo đúng tinh thần của một Đảng cầm quyền, một Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân.
Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đi liền với việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm không chỉ khẳng định quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng; quyết tâm xử lý nghiêm những vi phạm với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, mà còn góp phần quan trọng nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng cầm quyền; không ngừng củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam./.
Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến đầu tháng 5/2024, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có một số cán bộ đã bị xử lý hình sự(1).
Từ đầu năm 2024 đến nay, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tích cực, khẩn trương hoàn thành 7/8 cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 7 tổ chức đảng liên quan đến các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) theo dõi, chỉ đạo. Qua kiểm tra, đã xử lý kỷ luật đối với 68 tổ chức đảng, 104 đảng viên, trong đó có 20 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Chỉ đạo, đôn đốc 68 cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành kiểm tra 830 dự án, gói thầu liên quan đến Công ty AIC...(2).
Liên quan đến những sai phạm xảy ra tại một số ngành, lĩnh vực, một số cán bộ, trong đó có lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao cũng đã bị thôi các chức vụ. Theo cơ quan kiểm tra của Đảng, những cán bộ này phải chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước hoặc đã có vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên...
Từ những kết quả đạt được vừa qua, có thể khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được Đảng và Nhà nước ta tiến hành bài bản, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thận trọng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai; bảo đảm thực hiện nghiêm những kết luận của Ban Chỉ đạo như kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 10/5/2023(3).
Việc xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật cũng cho thấy tính hiệu quả của việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ; là biện pháp nhằm sàng lọc, củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Qua đó nhằm giữ vững kỷ cương của Đảng và thực hiện nghiêm minh pháp luật của Nhà nước.
XỬ LÝ CÁN BỘ VI PHẠM CÓ TẠO NÊN “BẤT ỔN CHÍNH TRỊ”?
Thay vì ủng hộ những động thái tích cực, mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta, một số đối tượng, trong đó có cả những cá nhân là công dân Việt Nam đã cố tình bôi nhọ, suy diễn, bóp méo và gán ghép “hiện tượng” thành “bản chất” từ một số vụ việc đơn lẻ nhằm quy chụp, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Những “nhà ngụy lý luận” trên không gian mạng còn lớn tiếng về cái gọi là “những sai lầm” trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công tác chuẩn bị nhân sự tại Đại hội Đảng. Một số “nhà dân chủ mạng” thì lu loa về cái gọi là “khủng hoảng nhân sự cấp cao” khi một số lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước xin thôi chức và được Trung ương chấp nhận. Không ít những nội dung trên các mạng xã hội xuyên biên giới còn “lên tiếng yêu cầu” lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước “phải chịu trách nhiệm” cho các vi phạm khuyết điểm của cán bộ, đảng viên...(!).
Để phản bác lại những giọng điệu nêu trên, xin nêu ra một sự thật hiển nhiên, đó là, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong quá trình thực thi trách nhiệm quyền lực, việc thay đổi nhân sự, kể cả nhân sự cấp cao nhất cũng là điều rất bình thường, không có gì lạ.
Chẳng hạn như ở Mỹ - quốc gia mà những “nhà dân chủ mạng” thường lấy “làm ví dụ” và tự hào về “nền chính trị, dân chủ bậc nhất”, việc những chính khách cấp cao bất ngờ “ra đi khỏi chính trường” cũng không phải hiếm. Đơn cử, ngày 3/10/2023, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (nhân vật quan trọng thứ ba, sau Tổng thống và Phó Tổng thống) phải “rời ghế” do bị bất tín nhiệm. Trước đó, tháng Giêng năm 2023, vị Hạ nghị sĩ của bang California này đã phải vượt qua 15 vòng bỏ phiếu mới trúng cử chức Chủ tịch Hạ viện, tuy nhiên sau khi trúng cử, ông chỉ giữ được chiếc ghế quyền lực trong 9 tháng. Sau nhiều cuộc đàm phán trong 3 tuần, các Hạ nghị sĩ Mỹ đã bầu ông Mike Johnson (Đảng Cộng hòa) làm tân Chủ tịch Hạ viện. Ông Johnson vượt qua 2 Hạ nghị sĩ là Steve Scalise và Jim Jordan để nhận được sự đề cử của Đảng Cộng hòa chỉ vì đảng này đã “không còn sự lựa chọn nào khác”.
Một ví dụ khác, nước Anh cũng từng trải qua giai đoạn 2 tháng 3 Thủ tướng. Cụ thể, tháng 7/2022, Thủ tướng Boris Johnson từ chức. Ngày 5/9/2022, Ngoại trưởng Liz Truss, 47 tuổi, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lãnh đạo của Đảng Bảo thủ và trở thành Thủ tướng tiếp theo nước Anh. Tuy nhiên, “nhiệm kỳ” của Thủ tướng Liz Truss lại kết thúc vào ngày 20/10/2022 khi nữ thủ tướng này tuyên bố từ chức. Năm ngày sau, ngày 25/10/2022, ông Rishi Sunak chính thức trở thành Thủ tướng mới của Anh.
Nêu lại một số sự việc như trên để thấy rằng, việc một quan chức cấp cao thôi chức “giữa chừng” là chuyện bình thường trong đời sống chính trị - xã hội, điều này có thể diễn ra với bất cứ quốc gia nào, bất cứ hệ thống, thể chế chính trị nào.
Vì thế, trong bối cảnh mới, tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, khi các thiết chế chính trị tương đối hoàn chỉnh, việc thôi chức vụ và “ra đi” của những nhân sự cấp cao khó có thể gây ra “khủng hoảng” hay “bất ổn chính trị” được. Nhất là khi hệ thống chính trị, pháp lý được thiết kế bài bản, vững chắc, có nhiều tầng nấc, quy định ràng buộc.
Do đó, những “ý kiến phản biện” và “đóng góp” của những một số “nhà hoạt động”, “nhà dân chủ” từ hải ngoại hoặc trên “diễn đàn mạng” về công tác cán bộ, công tác nhân sự và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta, xuất phát từ mấy lý do: hoặc là họ chưa hiểu hết về sự vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam, xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, non kém về nhận thức; hoặc là chiêu trò “bổn cũ soạn lại” để bẻ cong sự thật, thổi phồng, bóp méo, xuyên tác nhằm mục đích chống phá; hoặc chỉ đơn giản là để rêu rao nhãn hiệu “nhà dân chủ” tự xưng nhằm “câu like”, thu hút những đối tượng hiếu kỳ, bồng bột...
Cần khẳng định lại, việc xử lý những cán bộ có khuyết điểm ở nước ta trong thời gian qua là sự thể hiện ý chí, quyết tâm lớn cũng như như năng lực, bản lĩnh của Đảng và Nhà nước trong phát hiện, xử lý những sai phạm của cán bộ, đảng viên, kể cả nhân sự cấp cao trong hệ thống chính trị. Thay vì xuê xoa, bao che, Đảng, Nhà nước đã có những hành động quyết liệt, nghiêm khắc trong xử lý; nghiêm túc trong phê bình và tự phê bình; công khai, minh bạch trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý những cán bộ trót “nhúng tràm”. Đây cũng là một cách để khẳng định tính chính danh của Đảng cầm quyền, để giữ vững niềm tin cho các đảng viên và quần chúng nhân dân. Việc làm này không chỉ góp phần quan trọng làm trong sạch đội ngũ mà còn tạo thêm xung lực mới cổ vũ, động viên khích lệ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tiếp tục đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng trong bối cảnh mới.
ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC KHÔNG ẢNH HƯỚNG TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
Luận điệu cho rằng công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng, Nhà nước ta đang tích cực thực hiện “sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, giảm thu hút đầu tư nước ngoài” cũng chỉ là những suy diễn không có cơ sở hoặc cố tình “hướng lái” vì mục đích phản động, chống phá.
Trước tiên, cần phải nhìn nhận, tham nhũng, tiêu cực tác động trực tiếp đến sự ổn định và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Hành vi này gây ra những hậu quả, tác hại to lớn trên các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, tình trạng tham nhũng gây thất thoát nghiêm trọng tài sản công, bào mòn ngân sách nhà nước để làm lợi cho một số cá nhân và “nhóm lợi ích”. Tham nhũng, tiêu cực còn đe dọa sự ổn định chính trị , an ninh xã hội, xâm hại thể chế và giá trị dân chủ, “gặm nhấm” và dần hủy hoại những giá trị đạo đức, công lý... Nếu không kịp thời ngăn chặn, nạn tham nhũng sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và là một trong những nguy cơ đối với sự tồn vong của chế độ.
Thời gian qua, nếu như chúng ta không kịp thời trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, mạnh mẽ trong đấu tranh xử lý tội phạm thì những con “bạch tuộc” như AIC, Phúc Sơn, Xuyên Việt Oil, Thuận An… sẽ tiếp tục âm thầm gặm nhấm nền kinh tế, những hậu quả và hệ lụy về nhiều mặt sẽ còn nặng nề và to lớn hơn rất nhiều. Hoạt động phi pháp của những doanh nghiệp này cùng với sự tiếp tay của một số cán bộ, đảng viên có chức quyền không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế mà còn làm tác động tiêu cực đến tính liêm chính của hệ thống chính trị, tạo nên sự bất bình đẳng rất lớn giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.
Ngược lại với những “lo ngại” của các “nhà dân chủ cuội” về “làn sóng rời bỏ thị trường Việt Nam”, thì, theo số liệu mới được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, trong quý I/2024, đã có hơn 6,17 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số này, vốn đăng ký mới đạt hơn 4,77 tỷ USD, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, ngoài vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần giảm, thì vốn đầu tư đăng ký mới vẫn duy trì mức tăng so với cùng kỳ và tăng khá cao. Tương tự, vốn giải ngân đạt 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngoài ra, có thể kể đến hàng loạt dự án trong các lĩnh vực sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic, linh kiện - sản phẩm điện tử cùng các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng khác đã được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư trong 3 tháng đầu năm 2024 như: Dự án 120 triệu USD của Boviet Hải Dương, chuyên sản xuất tấm tế bào quang điện năng lượng mặt trời; dự án 454 triệu USD của Trina Solar Cell tại Thái Nguyên; dự án 275 triệu USD của Gokin Solar Hải Hà Việt Nam tại Quảng Ninh…
Ngân hàng Thế giới trong báo cáo (cập nhật ngày 19/4/2024) cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ mức 5% năm 2023 dự kiến sẽ đạt 5,5% vào năm 2024, nhờ nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng và niềm tin của người tiêu dùng trong nước được khôi phục. Tăng trưởng GDP thực tế dự kiến sẽ tăng trong 3 năm tới và vào năm 2026 sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình trước đại dịch COVID-19(4).
Trong bài báo có tựa đề “Đánh thức con hổ: Sự trỗi dậy của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu”, tác giả nhận định: Việt Nam đang vận hành một cách hiệu quả để định vị mình là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu. Cách tiếp cận chủ động của chính phủ nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và đưa ra các chính sách thương mại thuận lợi đã thu hút đầu tư nước ngoài đáng kể và tạo ra một môi trường kinh doanh năng động. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đóng vai trò ngày càng quan trọng...(5).
James Borton (nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Chính sách Đối ngoại Johns Hopkins/SAIS) viết trên Asian Times: Những nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam đã dẫn đến sự thôi chức của một số lãnh đạo cấp cao, thúc đẩy sự đổi mới trong các quan chức của Đảng và cuối cùng là xây dựng niềm tin vào Đảng và môi trường kinh doanh mở rộng của Việt Nam...(6).
CỦNG CỐ, TĂNG CƯỜNG NIỀM TIN CỦA NHÂN DÂN
Ngày 20/5/2024, tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Trong đó có nội dung: Cử tri và nhân dân đánh giá rất cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục đạt được kết quả quan trọng, toàn diện, “nói đi đôi với làm”, thật sự không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; các cơ quan chức năng không chỉ xử lý kịp thời, nghiêm minh người vi phạm mà còn thu hồi được nhiều tài sản cho Nhà nước(7).
Đại đa số cử tri và nhân dân đồng tình, đánh giá cao ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng (ngày 13/3/2024). Tổng Bí thư đã chỉ rõ tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cấp cao, đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi, hiện tượng cán bộ “Làm việc gì, giữ chức vụ gì cũng chỉ tính đến lợi quyền, bổng lộc cho cá nhân mình, gia đình mình trước nhất, quên cả thanh liêm, danh dự”. Tổng Bí thư chỉ rõ những khuyết điểm, yếu kém của một bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ là một nguyên nhân quan trọng làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Cử tri và nhân dân rất tin tưởng vào Đảng, Nhà nước “không ngừng, không nghỉ” trong cuộc đấu tranh cam go, phức tạp này.
Ở đây có hai mệnh đề: Đảng, Nhà nước ta đã “dũng cảm chỉ rõ những khuyết điểm, yếu kém của một bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ” và nhân dân thì “rất tin tưởng vào Đảng, Nhà nước”.
Rõ ràng là không hề có sự “khủng hoảng niềm tin” hay “khủng hoảng nhân sự lãnh đạo” ở Việt Nam như những giọng điệu suy diễn, xuyên tạc của các thành phần chống phá, bất mãn hoặc thiếu hiểu biết rêu rao trên không gian mạng. Việc một số cán bộ lãnh đạo vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ Đảng bị xử lý là hoàn toàn bình thường thậm chí rất đáng hoan nghênh. Điều đó cho thấy hệ thống quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ, nghiêm minh. Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Việt Nam đang đi đúng hướng, vừa nhân văn, vừa nghiêm khắc, vừa chặt chẽ, vừa bao dung. Việc “mạnh tay” xử lý cán bộ kể cả cán bộ cấp chiến lược, thay đổi cán bộ tuyệt nhiên không ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị của đất nước.
Quốc hội Việt Nam đang họp tại Ba Đình Thủ đô Hà Nội sau khi những vị trí lãnh đạo cấp cao chủ chốt của Đảng, Nhà nước và Quốc hội đã được kiện toàn, bổ sung theo quy trình chặt chẽ. Không có sự xáo trộn chính trị nào như mong đợi của những kẻ mượn danh nghĩa “dân chủ” vẫn lu loa. Một thể chế chính trị khoẻ mạnh vẫn đang được vận hành theo đúng tinh thần của một Đảng cầm quyền, một Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân.
Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đi liền với việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm không chỉ khẳng định quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng; quyết tâm xử lý nghiêm những vi phạm với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, mà còn góp phần quan trọng nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng cầm quyền; không ngừng củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam./.
TRẦN ANH TÚ
_________________
(1) (7) Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, http://mattran.org.vn/giam-sat-phan-bien-xa-hoi/toan-van-bao-cao-tong-hop-y-kien-kien-nghi-cua-cu-tri-va-nhan-dan-gui-den-ky-hop-thu-7-quoc-hoi-khoa-xv-55424.html, truy cập 21/5/2024.
(2) https://www.vietnamplus.vn/cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-tiep-tuc-duoc-day-manh-quyet-liet-post956298.vnp, truy cập 31/5/2024.
(3) https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/827344/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong--khong-co-vung-cam%2C-ngoai-le-trong-phong-chong-tham-nhung.aspx, truy cập 20/5/2024.
(4) https://www.worldbank.org/en/country/vietnam/overview, truy cập lúc 16h19 ngày 21/5/2024.
(5) https://kcsgroup.com/awakening-the-tiger-vietnams-surge-in-the-global-economy/, truy cập 21/5/2024
(6) https://asiatimes.com/2024/05/burning-furnace-purge-stoking-new-faith-in-vietnam/, truy cập 19/5/2024.
(1) (7) Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, http://mattran.org.vn/giam-sat-phan-bien-xa-hoi/toan-van-bao-cao-tong-hop-y-kien-kien-nghi-cua-cu-tri-va-nhan-dan-gui-den-ky-hop-thu-7-quoc-hoi-khoa-xv-55424.html, truy cập 21/5/2024.
(2) https://www.vietnamplus.vn/cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-tiep-tuc-duoc-day-manh-quyet-liet-post956298.vnp, truy cập 31/5/2024.
(3) https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/827344/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong--khong-co-vung-cam%2C-ngoai-le-trong-phong-chong-tham-nhung.aspx, truy cập 20/5/2024.
(4) https://www.worldbank.org/en/country/vietnam/overview, truy cập lúc 16h19 ngày 21/5/2024.
(5) https://kcsgroup.com/awakening-the-tiger-vietnams-surge-in-the-global-economy/, truy cập 21/5/2024
(6) https://asiatimes.com/2024/05/burning-furnace-purge-stoking-new-faith-in-vietnam/, truy cập 19/5/2024.